Xuất Khẩu Việt Nam Tăng Nhanh Bậc Nhất Châu Á

Theo số liệu của ngân hàng ANZ, trong khoảng một năm qua, xuất khẩu của Việt Nam vượt trội so với các nước trong khu vực khi tăng tới 15%.
Trong khi đó, xuất khẩu của các nước ASEAN, như Thái Lan, Singapore hay Malaysia lại giảm. Lương nhân công thấp đang là điểm thu hút các công ty nước ngoài khi họ đang tìm kiếm địa điểm sản xuất rẻ hơn Trung Quốc. Cơ cấu dân số của Việt Nam cũng rất tiềm năng với tỷ lệ biết chữ cao, tạo ra lực lượng lao động phù hợp cho các nhà máy.
Khi thị trường Thái Lan dần kém hấp dẫn, Việt Nam lại nổi lên nhờ tính ổn định. "Nếu bạn là công ty nước ngoài muốn dời sản xuất sang nước khác, một trong những điều đầu tiên cần cân nhắc là đội ngũ lãnh đạo nước đó có hay thay đổi hay không", Trinh Nguyen - chuyên gia phân tích tại HSBC cho biết.
Nhu cầu nội địa của Việt Nam đã giảm xuống những năm gần đây do nhà chức trách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Việc này đã khiến xuất khẩu trở thành lực đẩy tăng trưởng chính. Đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia lớn như Intel hay Samsung cũng càng nâng vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng thiết bị điện tử, Wall Street Journal nhận xét.
Theo bà Devika Mehndiratta – chuyên gia kinh tế tại ANZ, Việt Nam đặc biệt hưởng lợi từ hai xu hướng trong sản xuất đồ điện tử. Đầu tiên là nhu cầu từ Trung Quốc tăng mạnh. Bất chấp các lo ngại kinh tế suy giảm, đến nay, Trung Quốc vẫn cho thấy họ cũng góp phần vào thúc đẩy xuất khẩu của các nước châu Á. Gần 9% hàng xuất khẩu Việt Nam là sang Trung Quốc.
Thứ hai, nhập khẩu thiết bị viễn thông đang là phân khúc phát triển mạnh. Thị trường Mỹ chiếm gần 14% hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đây là tỷ lệ cao nhất châu Á. "Việt Nam đang là thị trường béo bở cho mảng điện tử. Trong khi chỉ 5-6 năm trước, lĩnh vực này hầu như chẳng có gì", bà Mehndiratta cho biết.
Xuất khẩu đồ điện tử của Việt Nam đã tăng gần 68% năm 2012, và 35% năm 2013. Xuất khẩu điện thoại tăng 85% và 67% trong hai năm đó.
Dĩ nhiên, tốc độ này sẽ giảm. Và Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức phía trước. Quá trình giải quyết nợ xấu ngân hàng chỉ vừa mới bắt đầu và sẽ phải mất thêm vài năm nữa. Bên cạnh đó, bất chấp nỗ lực của Chính phủ những năm vừa qua, lạm phát có thể sẽ lại vượt ra ngoài tầm kiểm soát.
Tuy nhiên, xuất khẩu Việt Nam vẫn có thể tăng mạnh hơn nữa khi ngày càng nhiều công ty tìm địa điểm thay thế Trung Quốc. HSBC dự đoán năm nay, con số này sẽ tăng 20%.
Với dân số khoảng 90 triệu người chưa có thu nhập đủ cao để vực dậy thị trường trong nước, "Việt Nam sẽ phải tăng thu nhập và GDP bằng cách tăng cung cấp cho các nước giàu hơn", Nguyen cho biết. "Từ tình hình của Trung Quốc, chúng ta có thể thấy chiến lược này không thể kéo dài mãi, nhưng trong một thập kỷ tới thì vẫn được", bà nói.
Có thể bạn quan tâm

Kinh tế khó khăn, giá cả nông sản bấp bênh, sâu bệnh phá hoại, khí hậu thất thường... đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nông dân. Để thích nghi với tình hình thực tế, nhiều gia đình đã áp dụng khoa học - kỹ thuật, xen canh tăng vụ để thêm thu nhập. Trồng rau má xen dưới vườn điều của gia đình chị Đinh Thị Lý, tại ấp 5, xã Đồng Tiến (Đồng Phú - Bình Phước) là một điển hình.

Trồng nấm bào ngư có ưu điểm là không sử dụng thuốc, phân bón, nông dân có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi để trồng. Mô hình ít vốn đầu tư, không cần nhiều diện tích, có thể tận dụng chuồng heo, chuồng gà để che mưa, tùy vào diện tích mỗi gia đình. Khoảng 20 ngày sau khi treo phôi là có thể thu hoạch đợt đầu và thời gian thu hoạch kéo dài 3 tháng.

Vùng Bảy Núi (An Giang) với đặc điểm địa hình bán sơn địa, khá thích hợp với các mô hình đa canh và xen canh. Hơn nữa, vườn đồi, vườn rừng núi Cấm đa số trồng nhiều loài cây, như: Xoài, mít, vú sữa, sầu riêng…là những loại cây có thể tận dụng cho dây tiêu đeo bám.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, hiện toàn tỉnh trồng khoảng trên 8.700 ha mía, trong đó, khoảng 6.000 ha mía tím, các địa phương trồng nhiều nhất là Cao Phong 2.492 ha, Kim Bôi 1.074 ha, Tân Lạc 1.515 ha, Yên Thủy 1.491 ha. Cây mía tím cho hiệu quả kinh tế cao, được coi là cây giảm nghèo của người nông dân trên địa bàn tỉnh.

Nhìn chung, mô hình vẫn áp dụng những kỹ thuật canh tác tiên tiến mà nông dân đã ứng dụng trước đó như: xuống giống lúa đồng loạt để “né” rầy, chương trình IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” kết hợp trồng các loại hoa màu sắc sặc sỡ trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch ăn các loại côn trùng có hại như: rầy nâu, sâu cuốn lá, nhện gié…