Xuất khẩu tôm sang Mỹ giảm một nửa

Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu (XK) tôm sang thị trường Mỹ tháng 8 đạt 60,2 triệu USD, giảm 43% so với cùng kỳ năm 2014.
Tính chung trong 8 tháng năm 2015, XK tôm chỉ đạt 373,8 triệu USD, giảm gần 50% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân khiến tôm XK sang thị trường Mỹ tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm ngoái là do áp lực cạnh tranh về giá và nguồn cung từ các nước như Ấn Độ, Indonesia.
Theo VASEP, việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thu chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, theo đó, mức thuế trung bình 0,91% đã giảm so với kết quả sơ bộ 0,93% công bố hồi tháng 3/2015 và giảm mạnh so với mức thuế 6,37% của kỳ xem xét lần trước POR8, là một tín hiệu đáng mừng với XK tôm của Việt Nam.
Mức thuế POR9 giảm mạnh so với POR8 phần nào giúp tháo gỡ gánh nặng về thuế XK cho các DN. Theo đó, dự đoán XK tôm Việt Nam sang Mỹ trong những tháng cuối năm sẽ khởi sắc hơn.
Hiệp định TPP khi có hiệu lực cũng hứa hẹn viễn cảnh sáng sủa cho tôm Việt Nam. Tuy nhiên, tham gia TPP đồng nghĩa với việc tôm Việt Nam phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng, an toàn thực phẩm và những quy định do phía Mỹ đề ra.
Cùng với đó, làn sóng ồ ạt XK vào Mỹ sẽ gây áp lực lên ngành tôm nội địa của Mỹ, từ đó Chính phủ nước này có thể nghĩ tới những biện pháp bảo hộ cho ngành tôm của mình.
Các nước như Ấn Độ, Indonesia sẽ tăng cường XK sang Mỹ để tận dụng đồng USD mạnh trong khi đồng nội tệ của các nước này hạ giá so với Mỹ, dẫn đến giá tôm trên thị trường Mỹ có thể sẽ tiếp tục giảm.
VASEP khuyến cáo: Do tôm sú là món thủy sản ưa thích của người Mỹ, muốn tăng kim ngạch XK vào Mỹ, các DN Việt Nam nên có một chiến lược XK phù hợp để có thể vượt qua các đối thủ cạnh tranh.
Theo đó, các DN Việt Nam nên quan tâm hơn sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng, thay vì chỉ xuất tôm thịt, tôm nguyên liệu đông lạnh. Bên cạnh đó, tìm cách nâng cao năng lực quản trị, lường trước diễn biến thị trường và phải thay đổi từ chất lượng, chi phí sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Bộ trưởng Công nghiệp ưu tiên Úc - ông Willem Westra Van Holthe cho biết, Bắc Úc hiện là nguồn xuất khẩu trâu duy nhất ở nước này và nhà chức trách bang rất nỗ lực xây dựng mối quan hệ với các đối tác phía Bắc để thúc đẩy kinh doanh.

Trong sản xuất lúa gạo hiện nay, Đồng Tháp chọn hướng đi mới là áp dụng mô hình “cánh đồng liên kết”. Với lựa chọn này, địa phương mong muốn gắn kết chặt chẽ nông dân với doanh nghiệp xuất khẩu hơn là quan tâm đến quy mô sản xuất lớn hay nhỏ.

Tuy chỉ cách quốc lộ 20 vài cây số, nhưng đường vào vườn bưởi của ông Phạm Trí Việt ở ấp 94, xã Túc Trưng (huyện Định Quán, Đồng Nai) lại khá vất vả vì chỉ có con đường mòn đầy sỏi đá, lên dốc xuống đèo.

Khoảng 2.200 hộ nông dân nghèo tại tỉnh Trà Vinh sẽ được hỗ trợ để thoát nghèo thông qua dự án “Kinh doanh cùng người thu nhập thấp”.

Thời gian gần đây, nông dân ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) phá bỏ cây cà phê, chuyển sang trồng sắn, tiêu, cao su. Điều đáng nói là khi giá nông sản xuống thấp, nông dân đã vội bỏ cây trồng này để chạy theo cây trồng khác chỉ vì lợi nhuận trước mắt chứ không quan tâm đến định hướng quy hoạch lâu dài của địa phương.