Xuất Khẩu Tiêu Vượt Ngưỡng 1 Tỷ USD

Theo báo cáo của Bộ NN & PTNT, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 9/2014 ước đạt 7 nghìn tấn, với giá trị đạt 68 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 9 tháng đầu năm 2014 đạt 140 nghìn tấn với giá trị 1,06 tỷ USD, tăng 24,5% về khối lượng và tăng 41,9% giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm đạt 7.459 USD/tấn, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2013. Lượng tiêu xuất khẩu sang 4 thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ, Singapore, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất và Ấn Độ 8 tháng đầu năm chiếm 35,05%.
Trong đó, thị trường Hoa Kỳ tăng 28,14% về khối lượng và tăng 40,87% giá trị; Singapore tăng 83,19% về khối lượng và tăng gấp 2,3 lần giá trị; Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất tăng 54,09% về khối lượng và tăng 83,72% giá trị; thị trường Ấn Độ tăng 2,06 lần về khối lượng và 2,4 lần giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại buổi giao ban công tác quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm tháng 9 và triển khai kế hoạch tháng 10/2014 của Bộ NN & PTNT, ông Nguyễn Xuân Hồng- Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN & PTNT) - cho biết, hiện giá hồ tiêu đang ở mức cao kỷ lục, nếu năm 2006 giá hồ tiêu vào khoảng 1.600 USD/tấn, đến nay đã tăng lên gần 7.500 USD/tấn.
Với mức giá tăng giá mạnh như vừa qua, nông dân nhiều vùng đã đổ xô đầu tư, mở rộng diện tích trồng tiêu, hiện cả nước có trên 62.000ha.
Việc người dân trồng tiêu không theo quy hoạch, trồng ở cả vùng đất thấp, không thoát nước đã dẫn tới tình trạng tiêu bị bệnh và chết. Hiện đang có 10-15% diện tích tiêu bị bệnh, trong đó bệnh chết nhanh, chết chậm chiếm khoảng 7,5%.
Hơn nữa, người trồng tiêu đang lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho cây tiêu. Trước cảnh báo của một số nước nhập khẩu hồ tiêu về dư lượng thuốc bảo vệ thực, Cục Bảo vệ thực vật đã lấy 30% mẫu hồ tiêu để kiểm tra, phát hiện ra 1 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng, chiếm 3,3%.
Có thể bạn quan tâm

Theo kế hoạch, ngoài việc sản xuất 9.000ha đậu phụng, 6.000ha bắp và hơn 10.000ha rau màu các loại, vụ đông xuân 2015 - 2016 nông dân trên địa bàn tỉnh sẽ tiến hành gieo sạ 42.500ha lúa (thời gian xuống giống từ 15.12.2015 đến 5.1.2016).

Thời điểm này, tại các vùng Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên… nhiều nông hộ gặp khó vì khan hiếm giống ớt Ấn Độ mới 403, khi mùa vụ đã cận kề. Không chỉ mua giống giá cao gấp đôi, gấp ba; nhiều nông hộ còn mua phải hạt giống trôi nổi, giống giả…

Việc đầu tư nuôi gà Đông Tảo đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho chàng kỹ sư tin học Phan Văn Sang (thôn Quý Phước, Bình Quý, Thăng Bình).
Tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tây Giang, qua các đợt khảo sát, đến nay các hộ dân trên địa bàn huyện đã trồng được hơn 14ha diện tích cây dược liệu đảng sâm và ba kích.

Nghề lưới rê hỗn hợp được ngư dân ứng dụng và phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh trong thời gian gần đây đã đem lại hiệu quả khả quan.