Xuất Khẩu Thủy Sản Vượt Gần 1 Tỉ USD So Với Kế Hoạch

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), xuất khẩu thủy sản VN trong năm 2014 ước đạt 7,9 tỉ USD, tăng 900 triệu USD so với kế hoạch 7 tỉ USD đưa ra từ đầu năm.
Trừ mặt hàng cá ngừ giảm 9%, các ngành thủy sản xuất khẩu còn lại đều có sự tăng trưởng. Trong khi cá tra chỉ tăng nhẹ 0,6% so với năm 2013 đạt 1,77 tỉ USD, xuất khẩu tôm lại tăng mạnh tới 28% với kim ngạch 3,9 tỉ USD.
Xuất khẩu cá tra tăng nhẹ do hai thị trường chính là EU và Mỹ đều giảm khá mạnh, nhưng bù lại xuất khẩu sang Asean, Mexico và Trung Quốc tăng trưởng khả quan.
Trong khi đó, xuất khẩu tôm trong đầu năm nay tăng mạnh do nguồn cung trong nước tăng nhanh, đồng thời hai nước xuất khẩu tôm lớn trên thế giới là Thái Lan và Trung Quốc lại giảm sản lượng do dịch bệnh.
Tuy nhiên, đến cuối năm 2014 xuất khẩu tôm của VN giảm dần do Mỹ áp thuế chống bán phá giá ở mức cao.
Có thể bạn quan tâm

Với đà thắng lợi của vụ nuôi tôm năm 2013, đặc biệt nuôi tôm thẻ chân trắng "quay" được 2 vòng (90 ngày/vòng/vụ) lợi nhuận tăng gấp đôi tôm sú. Năm nay, tại Sóc Trăng, ngay từ đầu vụ là cuộc đua mở rộng diện tích nuôi và thả giống sớm. Dọc theo tuyến đường Nam Sông Hậu đến huyện Trần Đề những ngày đầu tháng 3/2014 không khí tấp nập chuẩn bị ao nuôi.

Năm 2013, trong điều kiện có nhiều khó khăn nhưng nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) của tỉnh Nam Định vẫn tiếp tục phát triển cả về quy mô và sản lượng thủy sản. Có được kết quả đó là do công tác phổ biến, ứng dụng khoa học kỹ thuật đã được các ngành chức năng, các địa phương đặc biệt coi trọng.

Những tháng cuối năm 2013 đến nay, giá tôm nguyên liệu trên thị trường tăng cao đã kích thích bà con nông dân ấp Hoàng Lân, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước (Cà Mau) mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp.

Mô hình nuôi chim yến trong nhà đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nên số hộ dân nuôi loại chim này tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) không ngừng tăng, bất chấp ô nhiễm môi trường, gây tiếng ồn trong khu dân cư cũng như nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Theo ông Đoàn Ngọc Phả, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh An Giang đã quy hoạch tiểu vùng sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn với quy mô 25.000 ha, sản xuất từ 2 đến 3 vụ/năm, nâng tổng diện tích này trên 60.000 ha/năm.