Xuất Khẩu Thủy Sản Vào Nga Nỗ Lực Vượt Vũ Môn

Để tăng nhịp độ nhập khẩu các mặt hàng nông sản, Nga áp mức thuế ưu đãi khoảng 0,8%, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 13,2% trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây được xem là “cơ hội kép” để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu (XK) thủy sản vào Nga
Cơ hội đến có dễ tận dụng?
Theo Cục Thủy sản Liên bang Nga, hàng năm thị trường này tiêu thụ lượng thủy sản khoảng 4,1 - 4,3 triệu tấn/năm, trong đó cá các loại là 3,4 triệu tấn. Tính theo đầu người, trong khi thế giới tiêu thụ khoảng 17kg/năm thì Nga là 20,2 - 23,7 kg. Sản lượng đánh bắt và nuôi thả thủy sản dồi dào, nhưng do mức sống và XK, hàng năm Nga vẫn phải nhập khẩu (NK) không ít, chủ yếu là cá nguyên con, dạng phi lê, tôm, nhuyễn thể... Cân đối cầu với cung trở nên bức bách khi ngày 6/8/2014, Nga “áp dụng các biện pháp đặc biệt, cấm và hạn chế NK nông sản, trong đó có thủy sản từ Na Uy, Hoa Kỳ, Canada- 3 trong số 10 đối tác NK thủy sản lớn của Nga, riêng Na Uy đứng đầu chiếm tới 40% kim ngạch NK thủy sản của Nga.
Để tăng nhịp độ NK các mặt hàng nông sản, Nga áp mức thuế ưu đãi khoảng 0,8%, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 13,2% trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây được xem là “cơ hội kép” để Việt Nam đẩy mạnh XK thủy sản vào Nga, nếu thông đồng bén giọt còn lan vào Belarus, Kazakhstan trong Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh (VCUFTA) có hiệu lực.
Tuy vậy, XK thủy sản của Việt Nam vào Nga còn bập bõm, năm 2013 chỉ 100 triệu USD, trong khi năm 2005 tới 205 triệu USD. Được vào top 10 nước XK thủy sản vào Nga, nhưng thị phần của Việt Nam chỉ là 3,6% tổng NK của thị trường này. Có đến 602 doanh nghiệp (DN) thủy sản của Việt Nam đạt tiêu chuẩn XK vào châu Âu, nhưng tính đến tháng 9/2013, chỉ có 25 DN được phép XK vào Liên minh Hải quan nói trên.
Mặc dù Nga đã là thành viên đầy đủ của WTO, nhưng nước này vẫn áp dụng một số biện pháp quản lý chất lượng NK đặc thù. Có lẽ điều này cũng đã lý giải một phần về con số ít ỏi DN thủy sản Việt Nam được phép XK vào thị trường này. Thanh toán cũng không hoàn toàn như thông lệ quốc tế, đại loại là nhà NK của Nga chỉ chuyển tiền bằng điện 30% còn sẽ trả trong vòng 60 ngày. Chưa nói đến rủi ro, riêng không trường vốn đã làm DN ta chậm bước.
Những hoạt động ngoại giao - kinh tế nhộn nhịp với những cam kết mới giữa hai nước chắc chắn sẽ mang lại tín hiệu tích cực cho XK của Việt Nam vào thị trường Nga nói chung, thủy sản nói riêng.
Nỗ lực vượt “vũ môn”
Theo các chuyên gia, để cải thiện thị phần ở trên, các DN phải tự hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực tài chính, điều kiện thương mại. Chủ động chắp nối quan hệ với các nhà NK, hệ thống siêu thị của Nga và DN người Việt định cư tại Nga.
Sự hỗ trợ của các cấp quản lý lúc này càng trở nên cấp thiết. Mới đây, Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản Việt Nam đã gửi Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga danh sách 60 thủy sản có khả năng XK vào Nga và Liên minh Hải quan.
Ngân hàng Việt Nam mở rộng thỏa thuận với đồng nghiệp Nga về tín dụng, góp phần giải tỏa khúc mắc trong thanh toán. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường tổ chức hội chợ triển lãm, khảo sát thị trường, kết nối thông tin thị trường Nga. Mời các nhà NK của Nga dự Hội chợ thủy sản quốc tế của Việt Nam, thăm các cơ sở nuôi thả, chế biến thủy sản của Việt Nam để DN Nga đặt yêu cầu, hướng dẫn tạo ra những sản phẩm ưng ý, tiến tới các bản ghi nhớ, ký hợp đồng.
Nguồn bài viết: http://baocongthuong.com.vn/xuat-nhap-khau/73133/xuat-khau-thuy-san-vao-nga-no-luc-vuot-vu-mon.htm#.VH59kI0cTDc
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nghề trồng nấm ở một số huyện trong tỉnh Bắc Giang phát triển khá mạnh, không chỉ góp phần tăng thu nhập cho bà con mà còn cung cấp thực phẩm sạch, bảo vệ môi trường.

Là huyện có truyền thống và thế mạnh trong sản xuất vụ đông, những năm qua Vũ Thư (Thái Bình) luôn chú trọng, từng bước đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính thứ 3 trong năm. Vụ đông năm 2013, huyện phấn đấu gieo trồng 7.250 ha, tập trung phát triển những cây chủ lực như đậu tương, khoai tây, ngô...

Hiện nay, người dân vùng trồng chuyên canh cây thanh long của huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đang hết sức phấn khởi. Cảnh mua bán tấp nập làm cho không khí thêm vui tươi, nhộn nhịp. Bà con chia sẻ năm nay thanh long được mùa được giá nên lợi nhuận cao hơn nhiều so với mọi năm.

Sau hơn 1 năm triển khai công tác dập dịch “chổi rồng” trên cây nhãn, ngành nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long đã phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể trong tỉnh hỗ trợ kinh phí, thuốc điều trị, hướng dẫn nhà vườn cắt tỉa cành, phun xịt trên 8.005ha vườn nhãn bị bệnh (chiếm 91% diện tích nhiễm bệnh)… nhằm khôi phục lại vườn nhãn bị bệnh. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, sau công tác dập dịch, tỷ lệ nhiễm bệnh “chổi rồng” giảm đáng kể với tỷ lệ nhiễm nhẹ phổ biến ở mức 15 - 30%. Công tác tập huấn, tuyên truyền vẫn tiếp tục được thực hiện nhằm giúp nhà vườn đầu tư chăm sóc, xử lý giai đoạn ra hoa, cho trái,... Tuy nhiên, sẽ có nguy cơ tái nhiễm ở những vườn không tích cực phòng trị theo quy trình đã được hướng dẫn.

Sau khi giới thiệu tới độc giả về đặc điểm và cách lựa chọn giống cá Nàng Hai sao cho hiệu quả trong quá trình nuôi, kỳ này, chúng tôi gửi tới độc giả về cách chuẩn bị ao nuôi để nuôi cá Nàng Hai thuận lợi.