Xuất Khẩu Thuỷ Sản Tăng Khá Trong Tháng Đầu Năm

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản lượng thủy sản tháng 1/2014 ước tính đạt 399 nghìn tấn, tăng 0,8%, trong khi đó, giá trị xuất khẩu (XK) thuỷ sản cũng tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong số thuỷ sản khai thác, sản lượng cá đạt 294,2 nghìn tấn, giảm 0,2%; tôm đạt 39,8 nghìn tấn, tăng 4,2%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng trong tháng ước tính đạt 182,8 nghìn tấn, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 130 nghìn tấn, giảm 1%; tôm đạt 29,9 nghìn tấn, tăng 4,9%.
Việc nuôi tôm tại các địa phương nhìn chung ổn định, các hộ đã và đang tiến hành nạo vét, cải tạo ao nuôi để chuẩn bị thả nuôi vụ mới đối với phần diện tích nuôi thâm canh. Sản lượng tôm nuôi thu hoạch trong tháng tăng chủ yếu tại các vùng nuôi nội địa, quảng canh cải tiến, nuôi kết hợp và tỉa thưa thả bù. Nuôi cá tra tiếp tục gặp khó khăn do giá cá nguyên liệu chế biến xuất khẩu giảm xuống mức thấp trong thời gian dài, dẫn đến kết quả nuôi trồng bị ảnh hưởng.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng của nhiều tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long giảm so với cùng kỳ năm trước như: Cần Thơ giảm 11%; Bến Tre giảm 8%; Vĩnh Long giảm 7%; An Giang giảm 5%...
Sản lượng thủy sản khai thác trong tháng ước tính đạt 216,3 nghìn tấn, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó cá đạt 164,4 nghìn tấn, tăng 0,5%; tôm đạt 9,9 nghìn tấn, tăng 2,1%. Riêng sản lượng thủy sản biển khai thác đạt 204,1 nghìn tấn, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước.
Thống kê của Bộ NNPTNT cũng cho thấy trong tháng 1 giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 552 triệu USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2013. Hiện nay, Mỹ vẫn duy trì là thị trường nhập khẩu thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam, chiếm 21,26% thị phần, tiếp theo là Nhật Bản chiếm 16,21% và Hàn Quốc chiếm 7,44%.
Có thể bạn quan tâm

Từng là cán bộ của một hợp tác xã nông nghiệp, ông Tín đã quen dần với những kỹ thuật mới về nuôi gà. Khi đã về hưu, ông tiếp tục phát triển nghề chăn nuôi này. Ông nói: “Thấy diện tích đất cát bỏ hoang hóa nhiều quá, bỏ thì phí nhưng làm mùa thì không đạt hiệu quả.

Một số mặt hàng thông thường đang được TQ nhập với số lượng lớn: Chanh quả tươi 1.343 tấn, rau su su 270 tấn, xoài Nam bộ 950 tấn. Ngoài ra các loại rau, quả XK: Bưởi, dừa, sầu riêng, mướp đắng... từ 50-100 tấn.

Thế nhưng, ở đấy có những con người không quản ngại gian khó, lặng lẽ làm kinh tế, biến vùng đất ấy “sinh” ra quả ngọt để làm giàu. Tiêu biểu là gia đình anh Nguyễn Hữu Chánh, thôn Tình Phú Tây, xã Hành Minh.

Xã Tỏa Tình là nơi sinh sống của cộng đồng người Mông huyện Tuần Giáo. Khi đặt chân lên vùng đất này, hình ảnh đầu tiên trong mắt chúng tôi là những nương ngô, nương lúa xen lẫn với những vườn cà phê, sa nhân, táo mèo... cho thấy sự trù phú, no đủ của bà con người Mông nơi đây.

Cùng với Trà Bồng, huyện Tây Trà cũng được biết đến là vùng đất của cây quế. Song, tại mảnh đất này, còn có một loại cây trồng khác cũng đã gắn bó lâu đời với đồng bào Cor. Đó là cây chè xanh ở vùng núi cao phía bắc đỉnh núi Cà Đam. Đây là ngọn núi cao nhất Quảng Ngãi, thuộc thôn Trà Vân, xã Trà Nham.