Xuất khẩu thủy sản giảm mạnh, khó đạt 8 tỷ USD

Đáng lo ngại là những thị trường chính của thủy sản Việt Nam đều giảm nhập khẩu. Điển hình như xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ giảm khoảng 30% so cùng kỳ; thị trường Nhật Bản giảm hơn 11%...
Nông dân nuôi tôm ĐBSCL gặp khó khăn do giá thấp và bị dịch bệnh
Xuất khẩu giảm khiến nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản trong nước gặp khó khăn, trong khi hàng loạt hộ nuôi tôm và nuôi cá tra cũng bị vạ lây.
Ông Lê Văn Tú, hộ nuôi tôm ở xã Bình Thới, huyện Bình Đại (Bến Tre) than thở:
“Tôm thẻ loại 100 con/kg thương lái mua chỉ 90.000 đồng/kg, loại 90 con/kg, giá 93.000 đồng/kg; tôm sú loại 40 con/kg giá khoảng 160.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá 190.000 đồng/kg… thấp hơn rất nhiều so những năm trước.
Ngoài giá thấp thì tôm năm nay bị dịch bệnh tấn công làm nhiều ao tôm chết la liệt. Gia đình tui nuôi 3 ao tôm thẻ rộng hơn 1ha, khi tôm được 20- 30 ngày tuổi thì bị bệnh đường ruột chết tràn lan. Thua lỗ từ đầu năm tới nay hơn 500 triệu đồng…”.
Ông Lư Văn Hùng, ở xã Long Điền, huyện Đông Hải (Bạc Liêu) ngao ngán: “Càng lúc tôm nuôi xuất hiện thêm nhiều chứng bệnh mà trị mãi không khỏi được. Hiện nay có tới 80% số hộ nuôi tôm bị lỗ, do đó các ao tôm bỏ hoang rất nhiều…”.
Tại Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, TP Cần Thơ… tình hình nuôi cá tra tiếp tục ảm đạm. Giá cá tra hiện tại dao động 19.500 - 20.500 đồng/kg, mức giá này người nuôi từ hòa tới lỗ vốn.
Bà Trần Thị Ngoặt, hộ nuôi cá tra lâu năm ở phường Thuận An (Thốt Nốt - Cần Thơ) cho biết, nuôi cá tra xuất khẩu mấy năm nay từ thua tới thua, nuôi càng nhiều lỗ càng nặng.
“Hơn một năm nay tui chuyển sang nuôi cá tra thịt để bán nội địa. Do nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ cần cá lớn và không phân biệt thịt vàng hay thịt trắng nên việc chế biến thức ăn rất dễ, tiết giảm nhiều chi phí so nuôi xuất khẩu.
Giá cá tra bán nội địa bình quân khoảng 25.000 đồng/kg, đạt lợi nhuận trung bình 4.000 đồng/kg, ngon ăn hơn nuôi cá xuất khẩu”- bà Ngoặt nói.
Theo các doanh nghiệp thủy sản, từ nay đến cuối năm xuất khẩu thủy sản sẽ có bước cải thiện đáng kể, nhưng khó tăng đột biến. Do ảnh hưởng sụt giảm khá mạnh trong 9 tháng đầu năm, vì vậy chỉ tiêu xuất khẩu thủy sản 8 tỷ USD trong năm 2015 là rất khó đạt được.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của UBND huyện Bình Đại và Ba Tri (Bến Tre), những giếng khoan lấy nước mặn do nông dân khoan trái phép trong quy hoạch ngọt hóa đã được san lấp. Tuy nhiên, việc nông dân tự thay đổi mô hình làm ăn kinh tế phù hợp với điều kiện ngọt hóa thì vẫn còn rất chậm. Nguyên nhân là do có nhiều gia đình đã lâm vào kiệt quệ, nợ nần nên không thể tự chuyển mình. Hiện nay, một số ao bị bỏ không hoặc chỉ nuôi tôm cầm chừng…
Hiện mỗi năm Khánh Hòa có khoảng từ 25.000 - 28.000 lồng nuôi thương phẩm tôm hùm, tập trung tại các khu vực nuôi như: Vịnh Vân Phong - huyện Vạn Ninh, Vịnh Nha Trang và TP.Cam Ranh. Số lượng thả nuôi nhiều nhưng nguồn con giống khai thác tự nhiên tại địa phương chỉ đủ cung cấp từ 30 - 40% nhu cầu thả nuôi của các hộ dân.

Trong 6 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị XK NT2MV đạt 40,21 triệu USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2014. Top 9 thị trường chiếm 92% tổng giá trị XK NT2MV của Việt Nam.Trong 6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam XK NT2MV sang 48 nước, giảm 4 nước so với cùng kỳ năm 2014.

Tính đến thời điểm này, xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đạt trên 20.000 tấn, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2014 (trong đó tôm đông lạnh đạt trên 19.600 tấn).

Cá tra phile đông lạnh xuất khẩu chỉ 56.000 đồng – 60.000 đồng/kg nhưng bán tại Hà Nội là 70.000 đồng – 80.000 đồng/kg.