Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất khẩu thủy sản giảm đừng đổi lỗi cho Trung Quốc

Xuất khẩu thủy sản giảm đừng đổi lỗi cho Trung Quốc
Ngày đăng: 17/09/2015

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, xuất khẩu, thủy sản tháng 8 cả nước ước đạt 554 triệu USD giảm 7,1% so với tháng 7/2015. Tổng 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt gần 4,13 tỷ USD, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2014. 

Lý giải về tình hình xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm 2015 giảm, ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, nguyên nhân do thời tiết năm nay khắc nghiệt, thời vụ xuống giống tôm chậm 1,5 - 2 tháng dẫn đến thu hoạch tôm muộn.

Giá trị xuất khẩu từ tôm năm 2014 là 4 tỷ USD, do năm nay sản lượng tôm trắng giảm hơn 17% dẫn tới xuất khẩu thủy sản nói chung giảm.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, cho rằng, thời gian vừa qua, Trung Quốc phá giá nhân dân tệ dẫn đến nhiều nước khác như Thái Lan, Malaisia cũng phá giá đồng tiền. Điều này khiến giá tôm xuất khẩu của Việt Nam đắt đỏ hơn các nước khác dẫn đến đối tác nhập khẩu chuyển sang tìm bạn hàng khác.

“Dù ngân hàng đã nới biên độ tỷ giá nhưng nhiều nước còn phá giá mạnh hơn nên ảnh hưởng tới giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Hy vọng nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thị trường thế giới từ tháng 10 sẽ tăng cao, nhất là dịp giáng sinh nên hy vọng sẽ có kim ngạch xuất khẩu gia tăng”, ông Tiệp nhấn mạnh.

Tuy nhiên, tại hội thảo “Thương mại nông nghiệp Việt Nam trong biến động của kinh tế Việt Nam” diễn ra sáng ngày 16/9, ông Nguyễn Hữu Dũng, khẳng định đổi xuất khẩu thủy sản sụt giảm do Trung Quốc là không đúng. 

Theo ông Dũng, xuất khẩu thủy sản giảm trên mọi mặt hàng chính bao gồm tôm, cá tra và cá ngừ. Tại các thị trường chính Mỹ, Nhật Bản và EU, lượng xuất khẩu đều sụt giảm, rất ít thị trường tăng như Mexico tăng 64%.

“Trung Quốc biến động một thì Việt Nam hậu quả mười. Tuy nhiên, biến động Trung Quốc không phải lý do để thủy sản giảm. Nhiều mặt hàng khác cũng thế. Về phân tích nguyên nhân suy giảm thủy sản cực kỳ lớn nhưng giảm như năm nay thì chưa có tiền lệ”, ông Dũng khẳng định.

Bàn về giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới, ông Dũng cho hay cần phải có giải pháp đồng bộ. Hiện nay, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang 164 nước, cần phải có những nhóm sản phẩm đột phá, cạnh tranh cao mới có khả năng cải thiện được tình hình hiện tại.

“Tôi kiến nghị đẩy mạnh nuôi cá biển. Nếu có được 1 triệu tấn cá biển nuôi bằng công nghệ thì trong vòng 5 năm từ giờ đến 2020 sẽ đạt giá trị 5 tỷ USD. Ước tính sản phẩm cá biển qua chế biến có thể lên 7-9 tỷ USD. Với con số này thì hoàn toàn có thể giải quyết được tình trạng xuất khẩu u ám hiện tại”, ông Dũng nói.

Ngoài ra, theo ông Dũng phải tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Thực tế, thu nhập và lợi nhuận của người tham gia vào sản xuất là yếu tố then chốt, không phải bán nhiều hàng giá cao là được. 

"Hai yếu tố trên là giải pháp chính chứ tôi không tin vào năng lực, hệ thống xúc tiến thương mại của Nhà nước. Hiện nay, một năm xúc tiến thương mại chỉ có 5 triệu USD, như vậy là quá ít. Phương thức xúc tiến thương mại cần thiết nhưng phải do doanh nghiệp làm trên cơ sở có năng lực, có thế cạnh tranh thì mới xúc tiến được với bạn hàng", ông Dũng khẳng định.


Có thể bạn quan tâm

Lãi Lớn Từ Bò Sữa Lãi Lớn Từ Bò Sữa

Anh Phạm Văn Vũ (SN 1968), ngụ tại ấp Xóm Trại, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi (TP.HCM) là một trong những ND đầu tiên nuôi bò sữa và làm giàu từ vật nuôi này.

20/04/2012
Thiệt Hại Hơn 500 Tỷ Đồng Do Giá Heo Hơi Giảm Mạnh Thiệt Hại Hơn 500 Tỷ Đồng Do Giá Heo Hơi Giảm Mạnh

Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh Đồng Nai có tổng số đàn heo lớn nhất cả nước với hơn 1,2 triệu con đang nuôi tại 1.261 trang trại, trung bình mỗi ngày có 4.000 con heo được xuất bán. Sau khi có thông tin một số trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại Đồng Nai, người tiêu dùng đã giảm sử dụng thịt heo, giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh, từ 56.000 đồng/kg giảm còn 42.000 đồng/kg, gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi của địa phương. Theo đánh giá của Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, thiệt hại do giá heo giảm trong thời gian qua ước tính hơn 500 tỷ đồng.

20/04/2012
Người Kiên Giang Đầu Tiên Sản Xuất Giống Tôm Sú Người Kiên Giang Đầu Tiên Sản Xuất Giống Tôm Sú

Năm 2002, anh Nguyễn Trung Hiếu quyết định từ bỏ công việc ở phòng nông nghiệp huyện để về quê xây dựng cơ sở sản xuất tôm sú giống. Anh Hiếu tâm sự, thấy dân mình đầu tư nuôi tôm ngày càng nhiều nhưng nguồn con giống lại phải mua ở tỉnh khác, nguồn giống trôi nổi nên rất dễ xảy ra dịch bệnh. Vậy là mình quyết tâm làm, vừa làm vừa học. Đến khi đã sản xuất thành công tôm sú giống rồi thì lại "bí" đầu ra. Khó khăn càng chồng chất.

14/07/2012
Nuôi Tôm Sú, Cá Ba Sa Và Cá Tra An Toàn Nuôi Tôm Sú, Cá Ba Sa Và Cá Tra An Toàn

Mục tiêu nhằm tạo ra được sản phẩm thuỷ sản chất lượng và an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu; đánh giá được hiện trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản cũng như hiệu quả kinh tế các mô hình. Xin giới thiệu những giải pháp để bà con tham khảo:

14/07/2012
Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Điêu Hồng Thương Phẩm Ở Ninh Thuận Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Điêu Hồng Thương Phẩm Ở Ninh Thuận

Được sự hỗ trợ về kinh phí, giống và kỹ thuật, xã Xuân Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đã triển khai mô hình “Nuôi cá điêu hồng thương phẩm” tại 5 hộ nông dân ở thôn Thành Sơn, với diện tích 1,2 ha, tổng kinh phí hơn 482 triệu đồng.

21/04/2012