Xuất Khẩu Thủy Sản Dự Kiến Đạt 7 Tỷ USD

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa đưa ra dự báo: năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 7 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2013.
Cơ sở để VASEP đưa ra dự báo trên là căn cứ vào tình hình xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm nay đã đạt 2,86 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm tăng ở tất cả các thị trường, còn xuất khẩu cá tra, bạch tuộc đã có dấu hiệu phục hồi.
Cụ thể, trong số 2,86 tỷ USD nói trên, mặt hàng tôm chiếm trên 49%, tương đương 1,4 tỷ USD, tăng 83% so cùng kỳ năm 2013. Xuất khẩu tôm sang một số thị trường có mức tăng trưởng nhanh như: Mỹ (tăng 120%), Hàn Quốc (tăng 108%) và Thụy Sĩ (tăng 109%), trong khi các thị trường khác đạt mức tăng trưởng 11-96%.
Kim ngạch xuất khẩu cá tra tiếp tục tăng trưởng nhờ thị trường Mỹ, còn các thị trường mới như ASEAN, châu Mỹ vẫn tăng dù thấp hơn. Mặt hàng bạch tuộc xuất khẩu được dự báo sẽ tiếp tục tăng, có thể đạt 470 triệu USD trong năm 2014. Tuy nhiên, xuất khẩu cá ngừ sẽ gặp những khó khăn nhất định, dự kiến đạt khoảng 450 triệu USD, giảm 15% so với năm 2013.
Có thể bạn quan tâm

Đối với địa phương vùng biên, việc phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với những lợi thế của mình, huyện Hồng Ngự từng bước tiến tới khai thác tạo hướng đi riêng cho nông sản chủ lực.

Theo ngành nông nghiệp, hiện nay gần 42.800ha lúa hè thu trên địa bàn tỉnh đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ, đứng cái - làm đòng. Tuy nhiên, những ngày gần đây bệnh khô vằn đã xuất hiện và gây hại rải rác tại hầu hết địa phương của Quảng Nam.

Các hội viên nông dân được bác sĩ thú y Lê Thị Lệ Xuân- Trạm Khuyến nông Thành phố truyền đạt chuyên đề chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt. Nội dung chủ yếu giới thiệu, cung cấp những kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản như: Giới thiệu một số giống bò, kỹ thuật chọn con giống, các loại thức ăn, kỹ thuật trồng cỏ, chế biến và dự trữ thức ăn, kỹ thuật nuôi dưỡng bò mang thai, bò đẻ, đặc điểm tiêu hóa...

Mỗi hộ nhận vay số tiền hỗ trợ từ 10 - 35 triệu đồng, lãi suất 0,7%/tháng, thời hạn vay 24 tháng. Nguồn vốn này giúp các hộ tu sửa hệ thống đê bao bảo vệ xoài, xây dựng kho và đầu tư các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho sản xuất xoài theo hướng GAP như máy bơm, túi bao trái, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Theo nhận định, nguồn cung có khả năng thiếu hụt trong ngắn hạn và đẩy giá phân đạm có thể tăng nhẹ. Lý do là đạm Cà Mau và đạm Ninh Bình đều tạm dừng để bảo dưỡng định kỳ.