Xuất khẩu thủy sản đạt gần 4,7 tỷ USD, Hoa Kỳ vẫn là thị trường chính

Bộ Nông nghiệp và Nông thôn ước tính, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 9 năm 2015 đạt 541 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 9 tháng đạt 4,69 tỷ USD, giảm 17,8% so với cùng kỳ năm 2014.
Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,23% tổng giá trị xuất khẩu.
Tính đến hết tháng 8, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ đạt 799,14 triệu USD, giảm 30,05% so với cùng kỳ năm 2014.
Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cũng giảm đáng kể với mức giảm lần lượt là 11,15% và 12,01%.
Xuất khẩu tăng trưởng đáng chú ý ở các thị trường như Thái Lan (tăng 18,94%) và Anh (tăng 18,81%).
Trong khi đó, giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam 9 tháng đạt 829 triệu USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2014. Thị trường nhập khẩu lớn nhất là Ấn Độ (chiếm 31,8%) tiếp đến là Nauy, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc với thị phần lần lượt là 7,1%, 6,7%, 6,1% và 5,9%. Thị trường có giá trị tăng mạnh so với cùng kỳ là Hàn Quốc (81,9%).
Trong nước, thị trường cá tra nguyên liệu tại hầu hết các tỉnh ĐBSCL trong tháng 9 vẫn trầm lắng, giá giữ ở mức thấp. Giá hiện đang ở mức xấp xỉ giá thành sản xuất.
Tuy nhiên, hiện ở một số địa phương, các hộ nuôi cá thể đã tham gia chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ cá tra khá hiệu quả.
Thị trường tôm cũng gặp nhiều khó khăn, giá tôm liên tục giảm do ảnh hưởng bởi tình hình xuất khẩu không thuận lợi.
Tại Cần Thơ, nhu cầu cá tra nguyên liệu cỡ 650 - 850 gr/con ở mức 19.200 - 19.500 đ/kg (trả chậm) và 19.000 đ/kg (trả tiền mặt).
Tại Đồng Tháp, cá tra nguyên liệu cỡ 700 gr/con ở mức 19.400 - 19.600 đ/kg (trả chậm) nhưng nhu cầu yếu. Tại An Giang, giá cá tra nguyên liệu cỡ 700 gr/con ở mức 20.000 - 20.500 đ/kg (trả chậm)
Giá tôm sú nguyên liệu tại ĐBSCL tháng 9 vẫn chững ở mức thấp. Tại Sóc Trăng, tình hình dịch bệnh trên tôm vẫn diễn biến phức tạp, lượng tôm trong dân ít và chủ yếu là tôm thẻ cỡ 70 - 80 con/kg.
Trong khi đó, nhu cầu tôm cỡ lớn thấp nên giá tôm sú cỡ lớn giảm mạnh hơn tôm cỡ nhỏ. Giá tôm thẻ công nghiệp loại 40 con/kg ở mức 115 - 116.000 đ/kg. Với tôm thẻ cỡ 70 con/kg và 100 con/kg ở mức 96.000 - 97.000 đ/kg và 83.000 - 84.000 đ/kg. Tôm sú oxy (tôm sống) loại 30 con/kg ở mức 180.000 đ/kg, tôm sú 30 con/kg đông lạnh ở mức 160.000 đ/kg.
Sản xuất thủy sản 9 tháng đầu cũng đạt tốc độ tăng trưởng tăng thấp (2,2%) do thị trường xuất khẩu thủy sản giảm mạnh và tình trạng nắng nóng kéo dài gây dịch bệnh trên các loài nuôi, đặc biệt là các loài nuôi trọng điểm như cá tra, tôm thẻ, tôm sú.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản 9 tháng đạt 2.586 ngàn tấn, tăng 1,7% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng cùng kỳ 2014 năm trước (cùng kỳ 2014 tăng 4,9%).
Sản lượng khai thác thủy sản vẫn duy trì mức tăng ổn định, đạt 2263 ngàn tấn, tăng 4,3 % so với cùng kỳ năm trước, trong đó khai thác biển ước đạt 2125 ngàn tấn, tăng 4,5 % so với cùng kỳ.
Có thể bạn quan tâm

Tại phiên chất vấn vừa qua với Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát, đại biểu (ĐB) Quốc hội đã nêu thực trạng một số địa phương chỉ chú trọng xây dựng hạ tầng.

Vụ mùa năm 2013, huyện Hàm Yên có kế hoạch gieo cấy 3.752 ha lúa, năng suất bình quân 58,5 tạ/ha. Thời điểm này toàn huyện đang đẩy nhanh việc thu hoạch lúa vụ xuân và thực hiện thu hoạch xong đến đâu làm đất ngay đến đấy, bố trí gieo mạ vụ mùa trong khung thời vụ tốt nhất.

Vụ đông - xuân 2012-2013 đến nay đã kết thúc với những thành quả khá toàn diện. Sản lượng lương thực cây có hạt đạt khoảng 190.593 tấn, vượt 8% cùng kỳ, vượt 3,8% kế hoạch. Bước vào SX vụ mùa, hè - thu với tinh thần chủ động cao, các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương làm đất và chuẩn bị mạ để gieo cấy đúng khung thời vụ đã được ngành nông nghiệp khuyến cáo.

Với mô hình luân canh kết hợp 4 loại cây trồng trên cùng một đơn vị diện tích, anh Phạm Sỹ Toàn, chủ nhiệm câu lạc bộ (CLB) năng suất cao ở ấp Bình Tân, xã Xuân Phú thuộc huyện miền núi Xuân Lộc (Đồng Nai) đã có thu nhập 100 triệu đồng/ha/năm, tăng gần 2 lần so với chuyên canh trước đây.

Đó là mô hình trồng bơ sáp xen trong vườn cà phê của gia đình anh Trịnh Xuân Mười ở xã Hoà Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Đây cũng là một trong những điểm tham quan, học tập kinh nghiệm của bà con nông dân trong, ngoài tỉnh và đã được Viện Khoa học Kỹ thuật nông- lâm nghiệp Tây Nguyên chọn nhân rộng ra khắp các nông hộ sản xuất, kinh doanh cà phê ở Tây Nguyên.