Xuất Khẩu Thủy Sản Cà Mau Phấu Đấu Đạt 1 Tỷ 140 Triệu USD

Ông Châu Công Bằng, Phó GĐ Sở NNPTNT Cà Mau, cho biết, sau kỳ nghỉ Tết, ở các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân, Năm Căn… nông dân phấn khởi thu hoạch tôm nuôi được mùa, trúng giá và bắt tay cải tạo ao đầm chuẩn bị cho mùa vụ sản xuất mới.
Chỉ trong tháng 1, diện tích nuôi tôm công nghiệp của tỉnh tăng hơn 50 ha, nâng tổng diện tích hiện nay trên toàn tỉnh là 6.043 ha. Vụ này, người sản xuất tập trung thả nuôi đến 70% là tôm thẻ chân trắng, do thời gian thả nuôi ngắn và giá tôm đang lên cao.
Hiện nay, giá tôm nguyên liệu trên địa bàn tỉnh khá ổn định ở cao; dịch bệnh trên tôm từ những tháng cuôi năm đến nay đã giảm, nông dân rất yên tâm đẩy mạnh sản xuất, mở rộng diện tích nuôi tôm.
Ông Lý Văn Thuận, Thư ký Hội chế biến, xuất khẩu thủy sản Cà Mau, cho biết: năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau vượt mốc, đạt 1 tỷ 50 triệu USD. Phát huy thành quả này, ngay từ đầu năm 2014, lĩnh vực xuất khẩu thủy sản có những tín hiệu vui. Chỉ trong tháng 1, xuất khẩu thủy sản đạt gần 80 triệu USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ; sản lượng thủy sản có chiều hướng tăng, đặc biệt là con tôm.
Hơn 20 nghìn công nhân tại 35/35 xí nghiệp, nhà máy của 31 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản của tỉnh đã bắt tay vào sản xuất đầu Xuân từ ngày mùng 2 - mùng 6 Tết đến nay; phấn đấu đạt mục tiêu xuất khẩu chung của tỉnh là 1 tỷ 140 USD trong năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản yêu cầu 5 ngân hàng thương mại nhà nước giảm lãi suất cho vay phục vụ chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm, cá tra và tôm về mức tối đa 8%/năm.

Trong mấy ngày gần đây, dịch cúm gia cầm (CGC) đã xuất hiện ở nhiều tỉnh miền Trung- Tây Nguyên như Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định, Kon Tum, Đăk Lăk… gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi. Nguy cơ bùng phát trên diện rộng của dịch này rất cao.

Nhờ thực hiện có hiệu quả đề án lai tạo đàn bò giai đoạn 2011- 2015 của huyện Vân Canh (Bình Định) mà đàn bò ở huyện miền núi này đã có bước phát triển khá cả về số lượng lẫn chất lượng, giúp nhiều hộ dân có thêm thu nhập từ chăn nuôi bò.

Ông Phan Công Ngôn - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Lâm Đồng cho biết: Đến thời điểm hiện tại, có khoảng 10.000ha cà phê, chè, lúa ở các huyện Đạ Tẻh, Bảo Lâm, Di Linh, Đam Rông đã rơi vào tình trạng thiếu nước tưới. Các huyện còn lại cũng đang đứng trước nguy cơ này, cao nhất là ở những địa phương nằm cuối nguồn, hoặc ngoài công trình thủy lợi.

Giữa thời điểm còn nhiều luồng thông tin về chất lượng rau an toàn (RAT) như hiện nay, việc thiết lập được những mô hình sản xuất rau thực sự đảm bảo chất lượng là mong mỏi cấp thiết của nhiều người tiêu dùng.