Xuất Khẩu Thanh Long Chủ Động Để Giảm Thiệt Hại

Hải quan cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), cho hay: Hiện nay, tại cửa khẩu, mỗi ngày có từ 600 - 700 xe tải loại 20 - 30 tấn chở nông sản (đa phần là dưa hấu của miền Trung nước ta) chờ làm thủ tục xuất sang Trung Quốc, trong khi hải quan cửa khẩu chỉ có thể thông quan từ 250 -300 xe/ngày. Hàng trăm xe tải, xe container vì vậy phải nằm chờ tại khu vực cửa khẩu.
Nhằm giảm thiệt hại cho người kinh doanh, Sở Công Thương Bình Thuận vừa phát đi văn bản khẩn, đề nghị các cơ quan hữu quan, các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, thông tin chi tiết tình hình trên cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh nông sản trong tỉnh, nhất là các cơ sở thường xuyên xuất thanh long sang Trung Quốc.
Văn bản cũng đề nghị các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức xuất khẩu thanh long thực hiện đầy đủ các điều khoản của hợp đồng mua bán, chú trọng đến phẩm chất, bao bì để tránh bị gây khó, bị từ chối nhận hàng tại cửa khẩu, dẫn đến thiệt hại kinh tế. Các tổ chức cá nhân kinh doanh hàng xuất khẩu, cần tính toán điều tiết khâu vận chuyển cho thật khoa học, tránh bị động, hạn chế thấp nhất tình trạng hàng nằm chờ tại cửa khẩu.
Đáng mừng, sau khi tình hình nói trên được phổ biến, nhiều vựa thanh long ở Hàm Thuận Nam đã chủ động trao đổi với nhà vườn về thời điểm thu hoạch, thời điểm giao hàng… Nhiều nhà vườn cho rằng: Trong vài ngày tới giá mua thanh long có thể giảm, nhưng sẽ không xảy ra tình trạng bị động tại cửa khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Ở xã Trà Giác (Bắc Trà My), nhắc đến Chủ tịch Hội Nông dân xã A Lăng Má, nhân dân địa phương coi anh như “chiếc phao” giúp đồng bào thoát nghèo.

Từ năm 2007 đến nay vợ chồng anh Sáu Phù Sa ở xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn liên tục trồng 10 sào sen ở đầm Mông Lãnh. Từ lúc chuyên canh sen, cuộc sống của gia đình anh không còn khó khăn như trước. Anh Sáu cho biết, những năm qua nhờ nguồn nước không bị nhiễm bẩn, củ giống chất lượng cao nên lứa sen nào cũng bội thu.

Hiện nay, 3.300/3.500ha lúa hè thu chính vụ của huyện Núi Thành đang ở giai đoạn đứng cái, làm đòng, một số trà muộn ở thời kỳ cuối đẻ nhánh.

Đến ngày 3-7, Phú Thọ đã gieo cấy được gần 30.000ha lúa mùa. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.548 ha; lạc 795 ha; đỗ tương 300 ha; rau 2.006,1 ha.

Lúa tái sinh, lúa chét, lúa gie… tùy theo cách gọi của từng địa phương, nhưng đều có đặc điểm chung là tận dụng ruộng đã thu hoạch vụ trước, chăm sóc để cây lúa tái sinh, sau khoảng 40-45 ngày thì thu hoạch. Tuy năng suất không cao bằng lúa chính vụ, nhưng với khoảng thời gian ngắn, lại không phải đầu tư giống, công gieo cấy, mỗi sào chỉ bón ít phân là cho thu hoạch.