Xuất khẩu sắn tăng vọt

Cụ thể, 10 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu sắn đạt 3,42 triệu tấn với kim ngạch 1,09 tỉ USD, tăng 22,6% về lượng và tăng 19,1% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.
Hiệp hội Sắn Việt Nam cho hay, từ ngày 4/9, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 141/2015/TT- BTC và chỉ đạo dừng thực hiện Thông tư số 63/2015/TT- BTC ngày 6/5/2015 về việc sửa đổi mức thuế xuất khẩu sắn.
Theo đó, mức thuế xuất khẩu hàng sắn lát từ 5% được đưa về mức cũ 0%, áp dụng từ ngày 5/9/2015, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sắn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong 3 quý của năm 2015, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính, chiếm tới 89,17% thị phần, tăng 37,1% về khối lượng và 33,03% về giá trị so với cùng kỳ 2014.
Thị phần các thị trường chính khác đều nhỏ hơn 2%. Ngoài ra, thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất là Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc).
Để tập trung cho chiến lược xuất khẩu dài hạn, mở rộng thị trường xuất khẩu tại thị trường tiềm năng, tránh lệ thuộc vào một thị trường, thời gian qua, Hiệp hội Sắn Việt Nam đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng tiêu chuẩn chất lượng bột sắn Việt Nam và công bố rộng rãi.
Tiêu chuẩn này xây dựng trên cơ sở có những tiêu chí tương đồng với tiêu chuẩn của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO).
Vì vậy, chỉ cần sản phẩm của doanh nghiệp đạt chất lượng theo đúng tiêu chuẩn đề ra thì có thể xuất khẩu cả vào những thị trường khắt khe, khó tính.
Có thể bạn quan tâm

Trưởng phòng Dịch tễ Chi cục Thú y tỉnh Long An - Nguyễn Văn Cường cho biết: “2 nguyên nhân chính khiến dịch bệnh cứ “tái đi, tái lại” là: Thứ nhất, do người dân chưa tiêm phòng vật nuôi theo đúng quy trình, lứa tuổi theo quy định, đến khi thấy có dịch bệnh xảy ra thì mới bắt đầu tiêm đối phó;

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất giống thủy sản, TP Cần Thơ đang thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng như khu sản xuất giống thủy sản tập trung, hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở các khu vực nuôi cá tra. Đặc biệt, thành phố đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm Giống thủy sản cấp I Cần Thơ tại huyện Vĩnh Thạnh để đưa vào hoạt động trong năm 2015.

Hiện tại, tổng đàn heo nái chăn nuôi gia công của CP có khoảng 200 ngàn con với năng suất bình quân 23,5 heo con cai sữa/heo nái/năm, tương đương 4,7 triệu heo con nuôi làm giống và nuôi thịt hàng năm. Được biết, lượng thịt heo của toàn hệ thống CP cung ứng cho thị trường xấp xỉ bằng lượng heo thịt của tỉnh Đồng Nai.

Anh Lê Văn Hiệp (sinh năm 1979, xã An Phước, huyện Long Thành - Đồng Nai) được biết đến như một người “mê” làm giàu và có nhiều sáng kiến để phát triển kinh tế.

Đây là cách nuôi mới, thay đổi kỹ thuật xử lý chất thải, nhằm phát triển chăn nuôi nhưng vẫn đảm bảo tốt yếu tố môi trường. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về tính hiệu quả và tác động khác của mô hình giữa các cơ quan quản lý nhà nước, những hộ chăn nuôi với các nhà khoa học. Hội thảo đánh giá thực trạng chăn nuôi trên đệm lót sinh học do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tổ chức ngày 27-11-2014 đã phân tích rõ mặt được và chưa được của mô hình.