Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất khẩu rơm sang Nhật làm chiếu và thức ăn gia súc

Xuất khẩu rơm sang Nhật làm chiếu và thức ăn gia súc
Ngày đăng: 30/11/2015

Đây là thông tin được UBND TP Cần Thơ công bố khi Hiệp hội Xuất nhập khẩu thịt bò Nhật Bản (J-Bix) vừa ký bản ghi nhớ hợp tác nhập khẩu rơm, rạ từ Nông trường Sông Hậu (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ).

Nông trường Sông Hậu xuất khẩu rơm

Theo ông Yutaka Aoyama, Phó Chủ tịch J-BIx, hàng năm Nhật Bản cần khoảng 220.000 tấn rơm, trong đó có 5.000 tấn dành để làm thức ăn cho bò và phần còn lại dùng làm chiếu tatami.

Nguồn nguyên liệu rơm chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc với sản lượng khoảng 100.000 tấn/năm.

Nhưng từ năm 2015, Chính phủ Nhật Bản đã ngừng nhập khẩu rơm từ Trung Quốc vì bị ký sinh.

Phía Nhật đang tìm thị trường khác để thay thế và nhập nguyên liệu.

Qua nghiên cứu của Viện Lúa ĐBSCL, vấn đề xử lý rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch lúa ở ĐBSCL trên thực tế lại chưa có cách làm hiệu quả.

Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết cụ thể mà người nông dân sẽ chọn lựa biện pháp xử lý rơm, rạ thích hợp.

Nếu như thu hoạch lúa vào mùa khô, nông dân sẽ đốt đồng để tranh thủ mùa vụ và giảm lượng rơm rạ này nhanh chóng.

Còn thu hoạch lúa vào mùa mưa, nông dân suốt phun rơm ngay cạnh bờ kênh, rạch.

Rơm, rạ được xem là nguồn dinh dưỡng quan trọng làm gia tăng năng suất lúa và làm gia tăng độ màu mỡ của đất theo thời gian.

Mặc dù vậy, rơm rạ tươi không thể vùi ngay vào trong đất vì có thể dẫn đến giảm lượng dinh dưỡng hữu dụng quan trọng đối với sinh trưởng của cây trồng.

Ông Nguyễn Thanh Phú, Giám đốc Nông trường Sông Hậu cho biết: “Rơm sau thu hoạch lúa thường bị đốt, hoặc để trên đồng rồi cày vùi lắp xuống, dẫn đến ngộ độc hữu cơ, vừa lãng phí và gây ô nhiễm môi trường.

Việc Nhật nhập khẩu rơm từ nông trường là cơ hội lớn cho bà con nông dân tăng thu nhập từ phụ phẩm”.

Cũng theo ông Phú, khả năng của Nông trường sông Hậu và khu vực lân cận có thể đáp ứng 250.000 tấn rơm/năm cho phía Nhật.

Tuy nhiên, cần làm là phải đảm bảo các yếu tố chất lượng để tránh tình trạng rơm nhiễm ký sinh như phía Trung Quốc.

Về việc giá cả, số lượng cụ thể thì phía Nông trường sông Hậu và J-Bix đang bàn.

“Nếu không có gì thay đổi thì dự kiến vụ đông xuân 2015-2016, nông trường sẽ xuất khẩu những tấn rơm đầu tiên”, ông Phú quả quyết.

Ông Yutaka Aoyama, Phó Chủ tịch J-BIx cho biết, sẽ cử cán bộ cũng như đưa trang thiết bị từ Nhật sang Cần Thơ để tập huấn cho người lao động cách thu gom, chế biến rơm đạt chất lượng để xuất qua Nhật.

Nông dân ĐBSCL có tập quán canh tác lúa 2 đến 3 vụ trong năm vì vậy nếu trung bình một tấn lúa cho ra 1-1,2 tấn rơm rạ thì với sản lượng lúa hiện nay, ước tính lượng rơm rạ thải ra có thể lên đến 40-46 triệu tấn/năm.

Vì vậy, việc đưa rơm đi Nhật sẽ giải quyết được lượng rơm sau thu hoạch cũng như tăng thu nhập cho nông dân.

Ngoài dự án trên, J-Bix đang có kế hoạch tiến hành dự án chăn nuôi bò tại Nông trường Sông Hậu với đàn bò thịt và bò sữa theo mô hình khép kín từ khâu chọn giống đến thành phẩm.

Dự án cũng chú trọng đến mô hình trồng hạt ngũ cốc và cỏ để cung cấp thức ăn cho bò trong nông trại.

Quy trình chăm sóc cũng như lấy sữa, xẻ thịt bò trong nông trại hoàn toàn được thực hiện bằng thiết bị tự động, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.

Công đoạn xử lý chất thải trong chăn nuôi cũng sẽ lựa chọn phương pháp hiện đại và thân thiện với môi trường.

Phân chuồng có thể sử dụng bón cho đồng cỏ; ủ phân làm phân hữu cơ, phân vi sinh...

Hiện dự án này đang được xây dựng để Chính phủ Nhật xem xét và tài trợ vốn ODA.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi cua nhân tạo và sử dụng thức ăn công nghiệp Mô hình nuôi cua nhân tạo và sử dụng thức ăn công nghiệp

Trong những năm gần đây mô hình nuôi cua bằng con giống tự nhiên phát triền Tại Cần Giờ (TP.HCM) chủ yếu được nuôi theo truyền thống với hình thức nuôi quãng canh cải tiến bằng con giống tự nhiên được thả nuôi với mật độ 3 - 5 con/m2, tỷ lệ sống thấp và sử dụng thức ăn cá tạp suốt quá trình nuôi.

20/08/2015
Bà Rịa Vũng Tàu tăng cường ứng dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản Bà Rịa Vũng Tàu tăng cường ứng dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 14-8 vừa qua, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phối hợp Công ty CP đánh giá chứng nhận Globalcert đã trao giấy chứng nhận VietGAP cho Công ty TNHH thủy sản Mạnh Cường, ấp Ông Tô, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) cho sản phẩm tôm thẻ chân trắng, được nuôi trên diện tích 3ha với sản lượng dự kiến khoảng 48 tấn/năm. Giấy chứng nhận này có giá trị đến tháng 7-2017.

20/08/2015
Tạo sức bật cho kinh tế biển Tạo sức bật cho kinh tế biển

Nhắc đến nghề khai thác biển, nhiều người nghĩ ngay đến cửa biển Sông Đốc, bởi đây không chỉ là cửa biển lớn, có đội tàu hùng hậu nhất tỉnh Cà Mau mà xứ biển này nhiều năm qua đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế - xã hội của huyện Trần Văn Thời nói riêng, toàn tỉnh nói chung. Để tiếp tục phát huy thế mạnh của ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh, huyện đã có không ít chính sách ưu đãi, từ đầu tư hạ tầng phục vụ hậu cần nghề cá cho đến đổi mới trang thiết bị, phương tiện, hướng tới hiện đại hoá.

20/08/2015
Phong phú nguồn lợi thủy sản mùa nước nổi Phong phú nguồn lợi thủy sản mùa nước nổi

Mùa nước nổi năm nay tuy mực nước lên chậm và không cao như các năm trước, nhưng nguồn lợi thủy sản khá phong phú khiến cho những người làm nghề lưới cá cảm thấy phấn khởi.

20/08/2015
Hợp tác chăn nuôi theo chuỗi giá trị Hợp tác chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Chiều 17/8, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT và Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế (ILRI) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển chăn nuôi.

20/08/2015