Xuất Khẩu Rau Quả Liên Tục Tăng Trưởng

Hai tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã đạt 119 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2012.
Như vậy, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã tăng trưởng liên tục trong 9 năm qua (tính từ năm 2004). Năm 2012 so với năm 1997 đã cao gấp 11,7 lần, bình quân một năm tăng 17,8%. Nhịp độ tăng đã cao trong những năm gần đây, đặc biệt năm 2011 tăng 38,1%, năm 2012 tăng 33,1% - đó là những tốc độ tăng rất cao.
Nếu những tháng còn lại tăng trưởng với tốc độ cao hơn thì chỉ trong năm nay kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ đạt mốc 1 tỷ USD và rau quả sẽ gia nhập "câu lạc bộ" các mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên.
Năm 2012, có 13 thị trường nhập khẩu với kim ngạch trên 10 triệu USD rau quả của Việt Nam như: Trung Quốc 218,1 triệu USD, Nhật Bản 54,6 triệu USD, Hoa Kỳ 39,9 triệu USD, Nga 28,4 triệu USD, Hàn Quốc 22,6 triệu USD, Thái Lan 20,4 triệu USD…
Có thể bạn quan tâm

Cao su, mặt hàng từng được mệnh danh là “vàng trắng” vì giá trị kinh tế to lớn mang lại thì nay lại đang khiến người trồng lẫn DN XK “sống dở chết dở” khi liên tục trượt giá, ế hàng.

Những ngày gần đây, nông dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đang như “ngồi trên đống lửa”, bởi hàng ngàn hécta trồng ổi của địa phương đang rơi vào tình cảnh rớt giá thê thảm.

Lô vải quả tươi đầu tiên từ Việt Nam đã được đưa đến Canada tối 10/6 bằng đường hàng không.

Chỉ trong vòng 10 năm, Hà Tĩnh đã phát triển tương đối hoàn chỉnh ngành chăn nuôi lợn siêu nạc (LSN) có quy mô lớn nhất miền trung. Đây được xem là chuỗi phát triển đồng bộ và khép kín từ khâu sản xuất con giống, đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm và thức ăn chăn nuôi (TĂCN).

Mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò hay còn gọi là mô hình 2 B “bắp-bò” là một trong những mô hình được người dân áp dụng phổ biến hiện nay, đem lại hiệu quả kinh tế cao so với trồng lúa. Bởi đặc điểm của loại hoa màu này là thời gian sinh trưởng khá ngắn, mỗi năm nông dân có thể sản xuất từ 3 - 5 vụ.