Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất khẩu ớt sang Nhật Bản

Xuất khẩu ớt sang Nhật Bản
Ngày đăng: 19/05/2015

Suốt mấy tháng qua, nông dân nhiều tỉnh thành lao đao vì nhiều loại nông sản như ớt, dưa hấu, thanh long, hành tây, cà chua, cà rốt, hành tím… thừa ế, rớt giá, bị ép giá đến mức phải đổ bỏ hoặc làm thức ăn cho gia súc. “Nguyên nhân là do nông dân vẫn giữ thói quen bán những thứ mình có chứ không nắm bắt được nhu cầu thị trường”, ông Lê Văn Cường (Đà Lạt) nói.

Cách đây hơn 2 thập niên, khi đa số nông dân Đà Lạt còn sử dụng phân xác mắm để bón cho cây trồng, ông Cường đã tiếp cận với công nghệ trồng rau sạch nhờ làm việc cho công ty nước ngoài đầu tiên đầu tư trồng rau hoa công nghệ cao tại thành phố. Từ đó, ông dần nắm rõ kỹ thuật trồng cây trong nhà lưới, nhà kính; quy trình chăm sóc cây bằng hệ thống tưới nhỏ giọt và bón phân hoàn toàn tự động…

Mong muốn xây dựng thương hiệu rau công nghệ cao thuần Việt, ông Cường rời công ty nước ngoài để mở trang trại riêng rồi thành lập Công ty TNHH Đà Lạt GAP (Đà Lạt GAP). Từ vài ha ban đầu, đến năm 2008, ông đã mở rộng diện tích trang trại tại thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương (vùng giáp ranh với Đà Lạt) lên 11ha. Phần lớn diện tích này được phủ nhà lưới, nhà kính, trang bị hệ thống máy móc công nghệ Hà Lan với vốn đầu tư hơn 2 tỷ đồng một ha.

Tại đây, ông và những nông dân liên kết chỉ trồng các loại rau, quả theo đơn đặt hàng với giá nông sản trong hợp đồng ổn định 6 tháng. Các hộ nông dân liên kết với ông như Tô Quang Dũng, Tô Quang Việt… luôn biết trước giá nông sản sẽ được thu mua. Nếu tuân thủ quy trình sản xuất ông đã chuyển giao, họ sẽ bán được rau quả với giá tốt; không có tình trạng được giá mất mùa, được mùa mất giá.

Đối tác Nhật Bản sau khi đến tận nơi khảo sát, kiểm tra quy trình sản xuất đã chấp thuận nhập loại ớt sừng ngọt (Bull’s horn Capsicum) cấp đông của Đà Lạt GAP với số lượng lớn, ban đầu 200 – 300 tấn một năm, sau đó nâng dần lên 600-800 tấn một năm. Gần đây đối tác Nhật Bản đề nghị tăng thêm số lượng nhưng Đà Lạt GAP chưa thể đáp ứng.

“Các nhà kính trồng ớt xuất khẩu được che chắn rất cẩn thận không để chó, mèo hoặc động vật hoang dã xâm nhập. Ôtô cũng không được đến gần. Nếu khói ô tô xịt vào trái ớt, đối tác kiểm định phát hiện ra chì thì mệt mỏi lắm. Họ sẽ cấm hàng của mình vào Nhật Bản, thiệt hại tính bằng triệu đô chứ không ít”, ông Cường nói.  

Ngoài ra, ông còn thuê chuyên gia từ Hà Lan sang trang trại để trực tiếp hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật cho hàng chục kỹ sư và công nhân về quy trình trồng dâu tây và cà chua vô hạn, loại cà có thân dài trên 15m, cho thu hoạch suốt 9 tháng với năng suất từ 240 - 280 tấn một ha mỗi vụ, cao gấp 4 - 5 lần so với phương pháp canh tác bình thường.

“Chúng tôi sản xuất theo quy trình làm rau sạch nên chất lượng đảm bảo, không sợ bẩn và nhiễm thuốc trừ sâu”, vị này cho biết. Tiêu chuẩn Global GAP yêu cầu người sản xuất phải thiết lập hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt từ khâu chuẩn bị xuống giống đến khi thu hoạch, chế biến và tồn trữ. Phải lập hồ sơ theo dõi, ghi chép từng công đoạn để phòng ngừa khi xảy ra sự cố ngộ độc thực phẩm hay dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép thì có thể truy nguyên được nguồn gốc.


Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu nông sản qua kênh siêu thị Xuất khẩu nông sản qua kênh siêu thị

Có thể nói, trong tương lai, các hệ thống phân phối siêu thị sẽ trở thành một kênh XK hàng nông sản khá quan trọng.

15/06/2015
Thành lập Liên hiệp hợp tác xã thanh long Bình Thuận Thành lập Liên hiệp hợp tác xã thanh long Bình Thuận

Hội nghị thành lập Liên hiệp hợp tác xã (HTX) thanh long Bình Thuận vừa diễn ra vào sáng 10/6 tại TP. Phan Thiết. Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Văn Thu - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo Liên minh HTX Việt Nam, một số sở, ban, ngành và các thành viên.

15/06/2015
Xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao 3.170 ha Xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao 3.170 ha

Đến nay, huyện Tánh Linh đã xây dựng vùng chuyên sản xuất lúa chất lượng cao 3.170 ha, đạt 105,7% kế hoạch, với năng suất bình quân vụ đông xuân đạt 75 tạ/ha, tăng 10 tạ/ha so với năng suất lúa ngoài vùng quy hoạch, trong đó có 4 xã thực hiện vượt kế hoạch là Đức Phú, Đức Tân, Gia An, Đức Bình.

15/06/2015
Vàng trắng tới hồi lao đao Vàng trắng tới hồi lao đao

Cao su, mặt hàng từng được mệnh danh là “vàng trắng” vì giá trị kinh tế to lớn mang lại thì nay lại đang khiến người trồng lẫn DN XK “sống dở chết dở” khi liên tục trượt giá, ế hàng.

15/06/2015
Nông dân tiếp tục khóc ròng vì nông sản rớt giá Nông dân tiếp tục khóc ròng vì nông sản rớt giá

Những ngày gần đây, nông dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đang như “ngồi trên đống lửa”, bởi hàng ngàn hécta trồng ổi của địa phương đang rơi vào tình cảnh rớt giá thê thảm.

15/06/2015