Xuất Khẩu Nông, Thủy Sản Tháng 1 Đạt Gần 2 Tỷ USD

Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 859 triệu USD; thuỷ sản ước đạt 412 triệu USD; lâm sản chính ước đạt 520 triệu USD
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 1/2015, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 1,95 tỷ USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 859 triệu USD, giảm 11,8%; thuỷ sản ước đạt 412 triệu USD, giảm 25,6%; lâm sản chính ước đạt 520 triệu USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, khối lượng gạo xuất khẩu ước đạt 312 nghìn tấn với trị giá 152 triệu USD, giảm 14,5% về lượng và giảm 12,7% về giá trị so với tháng 1 năm 2014.
Tháng 1/2015, xuất khẩu cà phê ước đạt 100 nghìn tấn, với giá trị ước đạt 202 triệu USD, giảm 28,9% về lượng và giảm 23,6% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.
Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 1 đạt 109 nghìn tấn, giá trị đạt 112 triệu USD, tăng 70,5% về khối lượng nhưng giảm 15,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Xuất khẩu chè ước đạt 9 nghìn tấn, với giá trị ước đạt 17 triệu USD, tăng 1,4% về lượng và tăng 5,7% về giá trị cùng kỳ năm 2014.
Xuất khẩu hạt điều ước đạt 18 nghìn tấn với giá trị ước đạt 129 triệu USD, tăng 19,9% về khối lượng và tăng 16,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 1 ước đạt 9 nghìn tấn, với giá trị ước đạt 49 triệu USD, giảm 11,6% về khối lượng và giảm 28,6% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.
Gỗ và sản phẩm gỗ: Ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 494 triệu USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm 2014.
Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 30,54 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2013.
Có thể bạn quan tâm

Dù đã bước vào mùa lũ nhưng do lượng thủy sản đánh bắt tự nhiên còn hạn chế, nguồn cung một số loại cá nuôi giảm so với trước nên giá nhiều loại thủy sản vẫn duy trì ở mức giá khá cao. Thậm chí, một số mặt hàng, như: cá lóc, lươn… tăng khoảng 5.000 - 10.000 đồng/kg so với tháng trước. Ngoài ra, gần đây giá các mặt hàng thịt heo, thịt gia cầm tiếp tục đứng ở mức cao cũng là nguyên nhân giá các loại thủy sản khó "hạ nhiệt".

Những năm qua, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nam Định có bước phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều cơ sở sản xuất giống, các trang trại, gia trại từng bước đưa công nghệ cao vào sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nhờ áp dụng các biện pháp chăn nuôi vịt đẻ giống an toàn sinh học (ATSH) và an ninh sinh học tại lò ấp, đã giúp chị Đoàn Thị Ngọc Bích ở Phường Tân Lộc, Quận Thốt nốt, thành phố Cần Thơ thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Công ty cổ phần đường Biên Hòa đang xây dựng dự án cánh đồng lớn với cây mía tại huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai). Mục tiêu nhằm xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng trồng mía tập trung, ứng dụng cơ giới hóa để tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất cho cây mía.

Huyện Phong Điền, TP Cần Thơ từ lâu đã nổi tiếng với nhiều loại cây trái đặc sản như: dâu, vú sữa, cam, quýt, sầu riêng… nay lại có thêm hồ tiêu, một loài dây leo tuy trồng xen canh với cây ăn trái nhưng hiệu quả kinh tế khá cao, giúp bà con nông dân tăng thu nhập đáng kể.