Xuất khẩu nông, thủy sản bước tiến vượt bậc trong 10 năm qua

Trong nhóm hàng nông, thủy sản xuất khẩu, thủy sản là mặt hàng được đánh giá có kim ngạch và tỷ lệ tăng trưởng mạnh nhất. Hơn 10 năm qua, thủy sản Việt Nam liên tục tăng trưởng với doanh số xuất khẩu tăng gấp 4 lần, từ 2 tỷ USD năm 2002 đến xấp xỉ 8 tỷ USD năm 2014. Với kết quả đạt được trong năm 2014, các doanh nghiệp (DN) thủy sản Việt Nam đang hướng tới con số 10 tỷ USD vào năm 2020 theo mục tiêu chiến lược phát triển xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2010 - 2020 của Chính phủ, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 4 cường quốc đứng đầu về xuất khẩu thủy sản trên thế giới...
Theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), thời gian qua, ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, giá trị sản xuất và gia tăng thủy sản đã tăng liên tục trong thời gian dài, giá trị xuất khẩu tăng trưởng với tốc độ cao, thu nhập và đời sống của cư dân thủy sản ngày một được cải thiện. Đến nay, chế biến thủy sản Việt Nam là ngành công nghiệp có tốc độ phát triển mạnh và ổn định, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Doanh số xuất khẩu thủy sản tăng liên tục qua các năm, với mức tăng khoảng 15 - 20%/năm. Thị trường xuất khẩu thủy sản không ngừng được mở rộng và tăng lên trên 150 thị trường, trong đó EU, Mỹ, Nhật Bản luôn đứng đầu về thị trường nhập thủy sản của Việt Nam. Điều đáng chú ý, dù liên tục phải đối mặt với các thách thức về nguyên liệu, thị trường và đặc biệt là rào cản thương mại nhưng các DN ngành thủy sản Việt Nam vẫn nỗ lực vượt qua để nâng kim ngạch tăng lên từng năm.
Tương tự như thủy sản, cà phê cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam, trong suốt những năm qua, ngành cà phê đã có nhiều bước tiến vượt bậc. Từ năm 2000, với 734.000 tấn cà phê xuất khẩu, Việt Nam đã vượt qua Colombia để đứng ở vị trí thứ 2, và tới năm 2012, với lượng cà phê xuất khẩu đạt hơn 1,7 triệu tấn, Việt Nam lần đầu tiên “qua mặt” Brazil vươn lên dẫn đầu thế giới về khối lượng cà phê xuất khẩu. Trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu cà phê cũng đạt 3,62 tỷ USD, tăng 33,4% về khối lượng và tăng 33,2% về giá trị so với năm 2013, duy trì ở vị trí thứ 2, sau Brazil.
Đối với ngành điều, dù chưa thực sự đạt kim ngạch cao như thủy sản hay cà phê nhưng trong những năm qua cũng đã có sự phát triển mạnh mẽ. Ông Đặng Hoàng Giang - Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) - cho biết, năm 2006, lần đầu tiên ngành điều Việt Nam vượt qua Ấn Độ để trở thành nước xuất khẩu điều nhân số 1 thế giới. Năm 2010, ngành điều đã xuất khẩu được trên 190 ngàn tấn điều nhân các loại, với kim ngạch xuất khẩu 1,1 tỷ USD. Kể từ đó đến nay, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành luôn đạt 1,3 - 1,5 tỷ USD/năm. Dự kiến năm nay ngành điều sẽ đạt kim ngạch 2,3 tỷ USD, nếu tính cả sản phẩm phụ, sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao (điều chiên muối, bánh kẹo điều…) và tiếp tục duy trì vị trí xuất khẩu điều hàng đầu thế giới năm thứ 10 liên tiếp.
Ngoài các mặt hàng nói trên, gạo, tiêu, hoa quả cũng đạt được những thành quả nhất định trong quá trình xuất khẩu. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên gia, dù đạt được những con số ấn tượng nhưng các DN Việt Nam vẫn phải nỗ lực rất nhiều trong sân chơi hội nhập bởi cuộc chơi WTO coi như đã mở cửa toàn bộ. Sau năm 2016, hàng loạt hiệp định thương mại Việt Nam đã ký FTA với EU, Hàn Quốc, Nhật, TPP sẽ có hiệu lực và thị trường tương lai càng nhiều thách thức khi giá điện, chi phí nhân công, các chi phí xã hội ngày càng tăng... Muốn tồn tại các DN Việt phải tìm ra những hướng đi mới, phù hợp với tình hình và quan trọng là nắm bắt được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 1,87 tỷ USD, giảm 5,3%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 907 triệu USD, giảm 9,4%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 1.046 triệu USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2014.

Cũng theo Bộ Nông nghiệp, nhập khẩu mặt hàng này 2 tháng đạt 172 triệu USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2014. Hai thị trường nhập khẩu chính là Ấn Độ (chiếm 32,6%) và Nauy (chiếm 10,4%).

Đến thời điểm hiện nay, toàn huyện đã tổ chức gieo trồng hơn 3.900ha cây hàng năm, đạt 112% kế hoạch, tăng 13% so cùng kỳ, bao gồm 2.820ha lúa và hơn 1.170ha cây hoa màu. Trong đó, có hơn 2.600ha lúa được tưới từ các công trình thủy lợi, tăng gần 900ha so với cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu tại các xã như: Phước Long Thọ, Long Tân, Phước Hội, Láng Dài và thị trấn Đất Đỏ.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, mùa khô năm nay có khả năng bị ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên nguy cơ xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn trên cả nước. Vì vậy, dự báo vụ đông - xuân 2014 - 2015 sẽ rất căng thẳng về nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Theo thống kê của Hội Nông dân xã Long Phước, hiện xã có khoảng 30ha tiêu; trong đó 25ha đã cho thu hoạch từ 5 đến 7 năm và 5ha trồng mới. Diện tích tiêu chết đến thời điểm này là hơn 1ha; xảy ra tại ấp Phong Phú. Trước đây, hiện tượng tiêu chết cũng đã xảy ra trên địa bàn xã với diện tích ít và nguyên nhân được xác định là do ngập úng.