Xuất khẩu nông sản vào Hàn Quốc rào cản mới

Theo thông tin của Bộ An toàn thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc, từ ngày 1/1/2017, nước này sẽ áp dụng quy định quản lý mới đối với tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên nông sản thực phẩm nhập khẩu.
Cụ thể: Hàn Quốc đưa ra hệ thống danh mục thuốc (PLS) để quản lý thuốc BVTV chưa được đăng ký.
Nếu thuốc BVTV không đăng ký hoặc chưa được thiết lập mức giới hạn (MRLs) sẽ chịu mức mặc định là 0,01ppm (một phần triệu).
Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiquad) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, việc áp dụng danh mục PLS sẽ hạn chế số lượng, chủng loại thuốc BVTV được sử dụng tại Việt Nam.
Trong đó, nhiều loại chưa được đăng ký theo quy định mới nên sẽ bị áp mức mặc định 0,01ppm, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nông dân, doanh nghiệp khi sản xuất, xuất khẩu sản phẩm chủ lực (cà phê, lạc nhân, điều…) sang Hàn Quốc.
Dẫn chứng của Nafiquad cho thấy: Hàn Quốc đã quy định MRLs cho 29 loại hoạt chất thuốc BVTV trên cà phê nhưng từ năm 2017, danh sách PLS chỉ còn 2 loại được thiết lập MRLs.
Điều này đồng nghĩa với việc ngoài 2 loại trên thì tất cả các hoạt chất còn lại đều chịu mức MRLs cao.
Được biết, tại Hàn Quốc, việc đăng ký đối với mỗi loại thuốc BVTV trên từng sản phẩm thực phẩm cụ thể sẽ do các tổ chức, cá nhân thực hiện.
Tuy nhiên, theo Nafiquad, nhà nước không có quy định bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cung ứng thuốc BVTV tại Việt Nam phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc để thiết lập MRLs, nên không có cơ sở để yêu cầu doanh nghiệp thực hiện.
Hơn nữa, quy trình đăng ký và thiết lập mức MRLs của nước này cho hoạt chất thuốc BVTV tốn nhiều thời gian và kinh phí.
Theo đó, Hàn Quốc quy định thời gian thẩm tra hồ sơ đăng ký 3 lần/năm, thiết lập MRLs mất 1 năm với chi phí 30.000 USD; thời gian xem xét thay đổi hoặc miễn MRLs mất 210 ngày cùng chi phí 10.000 USD.
Nhiều chuyên gia nông nghiệp cho rằng, nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước và doanh nghiệp, không chỉ hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam bị tác động mạnh bởi quy định mới này mà hơn thế, các cam kết giảm thuế cho nông sản Việt từ VKFTA sẽ trở nên vô nghĩa.
Nhà nước không có quy định bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cung ứng thuốc BVTV tại Việt Nam phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc để thiết lập MRLs, nên không có cơ sở để yêu cầu doanh nghiệp thực hiện.
Có thể bạn quan tâm

Một số nơi trong tỉnh Bắc Giang, có việc chính quyền sở tại cho nông dân thầu hoặc buông lỏng quản lý để xảy ra nhiều trường hợp lấn chiếm lưu vực, dòng kênh tiêu để nuôi thả cá. Việc làm này mang lợi ích cho số ít người nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác tiêu úng, gây thiệt hại lớn về sản xuất của hàng trăm hộ dân.

Dù tỷ lệ thiệt hại đến tuần đầu tháng 9 vẫn còn ở mức 28,8%, nhưng vụ nuôi tôm nước lợ 2013 của tỉnh Sóc Trăng đã và đang diễn biến khá thuận lợi, khi phần lớn diện tích thu hoạch không chỉ đạt năng suất, mà giá bán cũng luôn ở mức cao. Dù vụ tôm 2013 chưa kết thúc nhưng nỗi lo cho vụ tôm 2014 đã hiện hữu, với không ít vấn đề đặt ra cho ngành chức năng và chính quyền địa phương.

Gần 3 năm qua, ngư dân đảo Hòn Chuối (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) đã thử nghiệm và thành công bước đầu với mô hình nuôi cá bớp lồng bè. Hiệu quả từ mô hình này đã và đang giúp cho cư dân đảo Hòn Chuối có thêm nguồn thu đáng kể, cải thiện cuộc sống…

Lần đầu tiên Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên phối hợp với Công ty Syngenta tổ chức trồng lúa theo mô hình GroMore (giải pháp tích hợp cây lúa giúp cải thiện năng suất và thu nhập cho người nông dân). Mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.

Hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh Movimar được xem là thiết bị liên lạc hiện đại nhất hỗ trợ tàu cá hành nghề trên biển. Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào sử dụng, ngư dân không mấy mặn mà vì cho rằng nó không phát huy tác dụng như mong đợi.