Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản Năm Nay Có Thể Đạt 30 Tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chín tháng qua đã đạt 22,7 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ 2013 và dự kiến cả năm có thể cán mốc 30 tỷ USD.
Để đạt được mục tiêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng với các doanh nghiệp trong ngành đang cố gắng kiểm soát chất lượng, đảm bảo theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại các thị trường lớn.
Đó là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát tại Hội nghị diễn đàn doanh nghiệp nông nghiệp năm 2014, do Bộ này tổ chức ngày 15/10, tại Hà Nội.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, với sự hình thành chuỗi, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã đảm bảo cung cấp nguyên liệu, chế biến nông sản, tiêu thụ nông lâm thủy sản cũng như cung ứng cho hoạt động xuất khẩu.
Đáng chú ý, sự phát triển ổn định và lành mạnh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực.
Tuy vậy, người đứng đầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng chỉ ra những thách thức trong việc khuyến khích doanh nghiệp tư nhân nâng cao năng lực cạnh tranh. Cụ thể, doanh nghiệp tư nhân hiện chỉ đóng góp 7,1% GDP trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và chỉ đóng góp 12% GDP trong toàn bộ nền kinh tế.
Theo Tổng cục thống kê, đến ngày 31/12/2012, cả nước có 3.517 doanh nghiệp nông lâm thủy sản được thành lập, số doanh nghiệp này chỉ chiếm 1,6% trong tổng số doanh nghiệp cả nước, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong năm 2013, có 1.020 doanh nghiệp nông lâm thủy sản được thành lập (giảm 1,4% so với năm 2012); Tuy nhiên, có đến 1.332 doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động, như vậy số giải thể còn cao hơn số thành lập mới.
Trước thực tế trên, tại diễn đàn, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu các cơ quan chức năng của bộ làm rõ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách, thông qua đó kịp thời tháo gỡ, giúp các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và ngày càng lớn mạnh.
"Tất cả đều hướng đến sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng,” Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện “Chiến dịch phòng, chống bệnh chổi rồng trên nhãn” theo nội dung chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Kế hoạch này nằm trong Chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội giữa UBND TP. Hà Nội và UBND tỉnh Bình Thuận, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội về nguồn quả và thực phẩm an toàn được quản lý về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, có thương hiệu trong dịp Tết Nguyên đán, các Lễ hội, tiến tới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thường xuyên của nhân dân Thủ đô,

Là một trong các DN xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất tỉnh, năm 2014, Công ty cổ phần May xuất khẩu Hà Bắc đã đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu 826,9 triệu USD của ngành hàng này. Kim ngạch xuất khẩu của DN ước đạt 85 triệu USD, tăng 20% so với năm trước. Để đạt được kết quả như vậy, Công ty cổ phần May xuất khẩu Hà Bắc dưới sự “chèo lái” của Ban Giám đốc Công ty đã nỗ lực vượt qua không ít khó khăn, thử thách.

Theo lời giới thiệu của một người quen rất sành ăn hoa quả NK, PV NNVN tới một cửa hàng chuyên bán hoa quả NK tại số 92 Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cửa hàng này không ghi rõ tên Cty, mà chỉ trang hoàng gian hàng rất bắt mắt với rất nhiều nhãn hiệu táo NK từ Mỹ, Úc, Newzeland…

Làng Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng đào và là đầu mối cung cấp đào số lượng lớn cho khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Còn khoảng nửa tháng nữa mới đến Tết nguyên đán nhưng đào Nhật Tân đã nở bung, tình hình mua bán lại ảm đạm khiến giá đào những ngày qua liên tục giảm. Điều này khiến người trồng đào luôn thấp thỏm với nỗi lo khi Tết đến gần.