Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản Năm Nay Có Thể Đạt 30 Tỷ USD

Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản Năm Nay Có Thể Đạt 30 Tỷ USD
Ngày đăng: 16/10/2014

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chín tháng qua đã đạt 22,7 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ 2013 và dự kiến cả năm có thể cán mốc 30 tỷ USD.

Để đạt được mục tiêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng với các doanh nghiệp trong ngành đang cố gắng kiểm soát chất lượng, đảm bảo theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại các thị trường lớn.

Đó là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát tại Hội nghị diễn đàn doanh nghiệp nông nghiệp năm 2014, do Bộ này tổ chức ngày 15/10, tại Hà Nội.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, với sự hình thành chuỗi, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã đảm bảo cung cấp nguyên liệu, chế biến nông sản, tiêu thụ nông lâm thủy sản cũng như cung ứng cho hoạt động xuất khẩu.

Đáng chú ý, sự phát triển ổn định và lành mạnh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực.

Tuy vậy, người đứng đầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng chỉ ra những thách thức trong việc khuyến khích doanh nghiệp tư nhân nâng cao năng lực cạnh tranh. Cụ thể, doanh nghiệp tư nhân hiện chỉ đóng góp 7,1% GDP trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và chỉ đóng góp 12% GDP trong toàn bộ nền kinh tế.

Theo Tổng cục thống kê, đến ngày 31/12/2012, cả nước có 3.517 doanh nghiệp nông lâm thủy sản được thành lập, số doanh nghiệp này chỉ chiếm 1,6% trong tổng số doanh nghiệp cả nước, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong năm 2013, có 1.020 doanh nghiệp nông lâm thủy sản được thành lập (giảm 1,4% so với năm 2012); Tuy nhiên, có đến 1.332 doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động, như vậy số giải thể còn cao hơn số thành lập mới.

Trước thực tế trên, tại diễn đàn, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu các cơ quan chức năng của bộ làm rõ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách, thông qua đó kịp thời tháo gỡ, giúp các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và ngày càng lớn mạnh.

"Tất cả đều hướng đến sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng,” Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.


Có thể bạn quan tâm

Nghệ An Ứng Dụng Công Nghệ Vi Sinh Chế Biến Thức Ăn Cho Gia Súc Nghệ An Ứng Dụng Công Nghệ Vi Sinh Chế Biến Thức Ăn Cho Gia Súc

Để tạo ra nguồn thức ăn lớn từ những nguyên liệu sẵn có ở địa phương, Sở Khoa học và Công nghệ đã hợp đồng với Công ty Green Nghệ An thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình áp dụng công nghệ vi sinh để chế biến thức ăn cho gia súc tại Nghệ An”. Dự án được triển khai trên địa bàn xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương từ tháng 12/2013 đã mang lại hiệu quả thiết thực.

26/12/2014
Bình Định Chăn Nuôi Bò Thịt Hiệu Quả, Bền Vững Bình Định Chăn Nuôi Bò Thịt Hiệu Quả, Bền Vững

Với giá bán hiện nay từ 75.000 - 85.000 đồng/kg bò hơi, người nuôi thu được hàng chục triệu đồng khi bán một con bò. Phương thức chăn nuôi bò tại nông hộ cũng đang chuyển dần từ chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi bán thâm canh và thâm canh, chăn nuôi quy mô trang trại.

26/12/2014
Cấp Bách Phòng Chống Dịch Lở Mồm Long Móng Cấp Bách Phòng Chống Dịch Lở Mồm Long Móng

Từ đầu tháng 11/2014 đến nay, dịch lở mồm long móng (LMLM) đã liên tục xuất hiện tại các tỉnh: Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái. Tổng số gia súc mắc bệnh là hơn 480 con. Nguyên nhân chủ yếu là do vận chuyển con giống gia súc từ nơi khác đến làm dịch phát sinh và lây lan dịch bệnh LMLM cho gia súc tại địa phương, nhiều gia súc mắc bệnh phải tiêu hủy.

26/12/2014
Đắk Nông Bùng Phát Dịch Lở Mồm Long Móng Trên Đàn Bò Giống Đắk Nông Bùng Phát Dịch Lở Mồm Long Móng Trên Đàn Bò Giống

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, số bò giống bị mắc bệnh lở mồm long móng không ngừng tăng lên. Đáng lo ngại là những năm trước đây, dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc ở Đắk Nông là tuýp O, còn hiện nay qua kiểm nghiệm một số mẫu bệnh phẩm phát hiện bệnh lở mồm long móng là tuýp A, nguy hiểm hơn. Vì vậy, tỉnh Đắk Nông đã đề nghị Cục Thú ý tăng cường cán bộ thú y Vùng 5 và Vùng 6 giúp tỉnh trong công tác dập dịch.

26/12/2014
11,6% Điểm Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Vi Phạm Chất Lượng 11,6% Điểm Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Vi Phạm Chất Lượng

Trong 3 tháng kiểm tra 452 cơ sở sản xuất TACN, điểm kinh doanh, cơ sở chăn nuôi, điểm giết mổ và cửa hàng bán thịt, tỷ lệ vi phạm chất lượng TACN là 11,6%, chất cấm 5,2%; với nước tiểu heo 3,8% vi phạm chất cấm; với thịt, gan, thận tỷ lệ vi phạm kháng sinh 17,7%...

26/12/2014