Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản Đạt 14,6 Tỷ USD

Theo Bộ NN-PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm – thủy sản trong tháng 6 ước đạt 2,227 tỷ USD.
Như vậy, giá trị xuất khẩu của ngành 6 tháng đầu năm 2014 lên con số 14,67 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Tiêu vẫn là mặt hàng duy trì được mức tăng trưởng mạnh cả về sản lượng lẫn giá trị xuất khẩu. Khối lượng xuất khẩu tiêu 6 tháng đầu năm đạt 111.000 tấn, với giá trị 790 triệu USD, tăng 36,2% về khối lượng và 47,8% về giá trị.
Mỹ, Singapore, Tiểu vương quốc Arập Thống Nhất và Ấn Độ là những thị trường nhập khẩu tiêu lớn nhất nhất của Việt Nam (chiếm 47% thị phần), có mức tăng trưởng mạnh, trong đó thị trường Ấn Độ tăng gấp hơn 2 lần cả về khối lượng và giá trị. Đáng chú ý nhất là thị trường Tây Ban Nha có tốc độ tăng trưởng đột biến với mức tăng gấp hơn 5 lần về khối lượng và gần 8 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Khối lượng điều xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm đạt 130.000 tấn, với giá trị 829 triệu USD, tăng 17,5% về khối lượng và 19,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Trong 6 tháng qua, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt gần 2,87 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong khi đó, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 3,45 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2013. Mỹ vẫn duy trì vị trí số 1 trong các thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 23% tổng giá trị xuất khẩu. Các thị trường tiêu thụ lớn khác, như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, đều có sự tăng trưởng mạnh.
Gạo, cao su, chè, sắn và các sản phẩm từ sắn lại là những mặt hàng tiếp tục sụt giảm cả về giá trị và sản lượng.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, nhà vườn ở huyện Châu Thành (Hậu Giang) rầm rộ phát triển diện tích vườn cây ăn trái, từ đó nhiều nông sản của người dân tiêu thụ gặp không ít khó khăn, thường rơi vào cảnh “được mùa mất giá”. Tuy nhiên, đối với một số nhà vườn ở xã Đông Phước A thì ngược lại, đã chọn trồng và làm giàu từ cây mít Thái.

Trong mấy ngày qua, nhiều hộ nông dân nuôi cá lồng trên sông Bồ (huyện Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) hốt hoảng khi phát hiện cảnh cá chết và nổi trắng trên mặt sông.

Sau 2 năm liên tục nghêu bị thiệt hại nặng nề, năm nay, nghêu nuôi phát triển ổn định, không có hiện tượng chết bất thường và giá nghêu đang tăng cao. Do đó, diện tích nuôi nghêu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang dần phục hồi, hứa hẹn thắng lớn.

Đến thời điểm này, sau nhiều tháng bán sản phẩm dưới giá thành, người chăn nuôi bắt đầu kiệt quệ, bỏ nghề. Dễ dàng nhận thấy việc giảm, bỏ đàn qua thị trường con giống đang rất ảm đạm. Con giống gia cầm, giống heo dù rẻ vẫn không ai mua. Chắc chắn trong một vài tháng tới nguồn cung sẽ thiếu hụt.

Nghề nuôi ốc sên đang là một trong những ngành nông nghiệp phát triển tại Bulgaria khi nhu cầu từ Pháp và Ý đối với món ăn cao cấp nhưng lạ miệng này tăng cao. Trước đây, nghề nuôi ốc sên vốn rất phát triển tại Tây Âu, nhưng từ năm 2006 ngành kinh doanh ốc sên bắt đầu chuyển hướng sang Đông Âu, và tạo cơ hội thuận lợi cho Bulgaria phát triển.