Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản 11 Tháng Đạt Trên 28 Tỷ USD

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng Mười Một ước đạt 2,66 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 11 tháng qua lên 28,20 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2013.
Xuất khẩu, nông, lâm, thủy sản, 11 tháng, đạt trên 28 tỷ USD
Trong số đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 13,19 tỷ USD, tăng 10,5%; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 7,22 tỷ USD, tăng 19,3%; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 5,88 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong tháng Mười Một (tính đến ngày 26/11), kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng đều có sự tăng trưởng mạnh như càphê, hạt điều, hạt tiêu, thủy sản, gỗ và các sản phẩm gỗ… đặc biệt đối với ngành lúa, gạo đã có sự thay đổi đáng kể về giá trị và tiếp tục duy trì được đà tăng kể từ sau tháng Mười đến nay.
Cụ thể, khối lượng gạo xuất khẩu tháng Mười Một ước đạt 443.000 tấn với giá trị đạt 217 triệu USD đưa khối lượng xuất khẩu gạo 11 tháng năm 2014 ước đạt 6,03 triệu tấn và đạt 2,79 tỷ USD, giảm 2,7% về khối lượng, nhưng lại tăng 1,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Tiếp tục dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng mạnh nhất từ đầu năm tới nay là ngành hàng càphê, tăng đến 33,4% về khối lượng và tăng 32,2% về giá trị so cùng kỳ năm 2013. Cụ thể, xuất khẩu càphê tháng Mười Một ước đạt 72.000 tấn với giá trị đạt 165 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 11 tháng đầu năm ước đạt 1,56 triệu tấn và 3,26tỷ USD.
Bên cạnh đó, với những đóng góp lớn trong kim ngạch xuất khẩu của ngành, ngành thủy sản vẫn được xem là ngành xuất khẩu mũi nhọn với giá trị xuất khẩu thủy sản tháng Mười Một ước đạt 666 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 11 tháng đầu năm đạt 7,22 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2013.
Nguồn bài viết: http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/134441/xuat-khau-nong--lam--thuy-san-11-thang-dat-tren-28-ty-usd.html
Có thể bạn quan tâm

Với sự hỗ trợ tích cực của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Quảng Bình đang đi những bước cuối cùng chuyển toàn bộ khu nuôi tôm công nghiệp 120ha của Công ty Sông Gianh cho người dân xã Phú Trạch sản xuất trong tháng 9, chấm dứt việc bỏ hoang gần 10 năm nay.

Với quy mô kinh tế gia đình, nông dân nhiều địa phương ở An Giang đã tổ chức nuôi trồng và chế biến thủy sản theo hướng dẫn kỹ thuật, đầu tư đồng vốn trong điều kiện có được, tận dụng ngày công lao động… tạo ra nguồn thu nhập đáng kể, vừa giúp ích việc làm cho số đông hộ nghèo ở xóm, ấp, vừa có khả năng nhân rộng trên địa bàn dân cư và phát triển mạnh ở nông thôn.

Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phát triển ngành thủy sản theo hướng hội nhập bền vững với chỉ tiêu đến năm 2020 diện tích nuôi trồng đạt 1 triệu ha mặt nước, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 2,5 triệu tấn, trong đó có 450.000 tấn tôm.

Nuôi tôm trên cát là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với các doanh nghiệp (DN) và hộ nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì mô hình này cũng tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn do các DN, hộ nuôi sử dụng các thiết bị lạc hậu, không có tính năng tiết kiệm năng lượng (TKNL).

Từ đầu tháng 7.2013 đến nay, người nuôi tôm hùm thương phẩm ở xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) phấn khởi vì giá sản phẩm liên tục tăng. Do dịch bệnh tôm, giá con giống và thức ăn tăng nên mức lãi không được như mong muốn, nhưng người nuôi tôm vẫn an tâm sản xuất.