Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản 11 Tháng Đạt Trên 28 Tỷ USD

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng Mười Một ước đạt 2,66 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 11 tháng qua lên 28,20 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2013.
Xuất khẩu, nông, lâm, thủy sản, 11 tháng, đạt trên 28 tỷ USD
Trong số đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 13,19 tỷ USD, tăng 10,5%; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 7,22 tỷ USD, tăng 19,3%; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 5,88 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong tháng Mười Một (tính đến ngày 26/11), kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng đều có sự tăng trưởng mạnh như càphê, hạt điều, hạt tiêu, thủy sản, gỗ và các sản phẩm gỗ… đặc biệt đối với ngành lúa, gạo đã có sự thay đổi đáng kể về giá trị và tiếp tục duy trì được đà tăng kể từ sau tháng Mười đến nay.
Cụ thể, khối lượng gạo xuất khẩu tháng Mười Một ước đạt 443.000 tấn với giá trị đạt 217 triệu USD đưa khối lượng xuất khẩu gạo 11 tháng năm 2014 ước đạt 6,03 triệu tấn và đạt 2,79 tỷ USD, giảm 2,7% về khối lượng, nhưng lại tăng 1,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Tiếp tục dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng mạnh nhất từ đầu năm tới nay là ngành hàng càphê, tăng đến 33,4% về khối lượng và tăng 32,2% về giá trị so cùng kỳ năm 2013. Cụ thể, xuất khẩu càphê tháng Mười Một ước đạt 72.000 tấn với giá trị đạt 165 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 11 tháng đầu năm ước đạt 1,56 triệu tấn và 3,26tỷ USD.
Bên cạnh đó, với những đóng góp lớn trong kim ngạch xuất khẩu của ngành, ngành thủy sản vẫn được xem là ngành xuất khẩu mũi nhọn với giá trị xuất khẩu thủy sản tháng Mười Một ước đạt 666 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 11 tháng đầu năm đạt 7,22 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2013.
Nguồn bài viết: http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/134441/xuat-khau-nong--lam--thuy-san-11-thang-dat-tren-28-ty-usd.html
Có thể bạn quan tâm

Một chiều hè, chúng tôi có dịp thăm khu nuôi thủy sản xóm Kim, xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc), “ngắm” những ao nuôi vuông vắn, rộng rãi được quy hoạch liền kề nhau. Đến giờ cho cá ăn, dưới mỗi ao, hàng vạn cá cảnh, cá thịt “ngửi” thấy mùi cám chen chúc tìm thức ăn. Nguồn lợi thu nhập của trên dưới 40 hộ dân xóm Kim nằm ở đây. Con cá cảnh, vì vậy đang tạo ra sinh kế bền vững cho người dân nơi này.

Cây hồ tiêu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân trên địa bàn tỉnh. Do đó, diện tích trồng tiêu của tỉnh không ngừng tăng qua các năm và huyện Mang Yang cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Vượt qua hơn 20km đường đồi núi, chúng tôi đến thăm gia đình ông Vũ Tuấn Khích ở xóm Giếng - Hợp Thành - Kỳ Sơn – TP Hoà Bình. Ông là người đầu tiên đưa mô hình nuôi dế vào phát triển kinh tế hộ gia đình. Ông nhận thấy đây là loài côn trùng dễ nuôi, vốn đầu tư ít mà hiệu quả thu về lại cao.

Được tỉnh Hậu Giang lựa chọn là một trong bốn cây trồng chủ lực để phát triển, nhưng cây khóm Hậu Giang vẫn chưa thể mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho những người đã gắn bó hàng chục năm với cây trồng này.

Ba Vì (Hà Nội) là huyện có tiềm năng và thế mạnh trong phát triển chăn nuôi bò sữa bởi đất đai rộng, nguồn thức ăn xanh sẵn, lại có nhà máy chế biến sữa lớn trên địa bàn.