Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang Nhật Bản tăng mạnh

Xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang Nhật Bản tăng mạnh
Ngày đăng: 18/09/2015

Nhật Bản hiện là thị trường NK nhuyễn thể hai mảnh vỏ lớn thứ 2 từ Việt Nam sau EU, chiếm 12,3% tổng giá trị XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam.

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) trong 7 tháng đầu năm nay Nhật Bản NK nhuyễn thể hai mảnh vỏ đạt giá trị 362,82 triệu USD, tăng so với 344,73 triệu USD của cùng kỳ năm 2014.

Trong 7 tháng đầu năm nay, Nhật Bản NK nghêu đông lạnh (HS 030779) với giá trị đạt 17,132 triệu USD, giảm so với 18,796 triệu USD của cùng kỳ năm 2014.

Nhật Bản NK nghêu đông lạnh từ 7 nước trên thế giới. Trung Quốc là nước đứng đầu về XK nghêu đông lạnh sang thị trường Nhật Bản, với giá trị đạt 8,57 triệu USD, giảm so với 10,54 triệu USD của cùng kỳ năm 2014.

Canada là nước có giá trị XK nghêu đông lạnh lớn thứ 2 vào Nhật Bản và XK nghêu đông lạnh của Canada sang Nhật Bản cũng có xu hướng gia tăng.

Trong 7 tháng đầu năm 2014 Việt Nam chưa XK nghêu đông lạnh sang Nhật Bản nhưng trong 7 tháng đầu năm nay Việt Nam XK nghêu đông lạnh sang Nhật Bản với giá trị 11 nghìn USD, tuy vậy giá trị XK nghêu đông lạnh của Việt Nam sang Nhật Bản hiện đang ở mức thấp nhất so với các nước cùng XK mặt hàng này vào Nhật Bản.

Việt Nam hiện XK chủ yếu là nghêu chế biến sang thị trường Nhật Bản. Trong năm 2014 và 7 tháng đầu năm 2015, Việt Nam không XK nghêu tươi, sống (HS 030771) sang Nhật Bản.

Trong 7 tháng đầu năm nay, Nhật Bản NK nghêu chế biến từ 10 nước trên thế giới, với giá trị đạt 51,55 triệu USD.

Trung Quốc là nước đứng đầu XK nghêu chế biến vào Nhật Bản, tiếp đến là Hàn Quốc và Thái Lan. Việt Nam là nước có giá trị XK nghêu chế biến đứng thứ 4.


Có thể bạn quan tâm

Làm Gì Để “Vực” Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Quảng Trị? Làm Gì Để “Vực” Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Quảng Trị?

Bao đời nay đời sống của người dân tại các vùng ven biển Quảng Trị nói chung và xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong nói riêng chủ yếu dựa vào nghề biển. Từ năm 2008, khi phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng rộ lên với nhiều gia đình trúng tiền tỷ từ con tôm thì giấc mơ đổi đời từ tôm đã có sức hút mạnh mẽ đối với người dân. Nhiều gia đình đã bỏ nghề đi biển để đầu tư tiền bạc, công sức vào nuôi tôm. Tuy nhiên, phần lớn người nuôi tôm cũng chỉ trúng vài vụ đầu, đến nay do dịch bệnh tràn lan đã khiến hàng trăm hộ gia đình nơi đây lâm vào cảnh nợ nần.

14/11/2012
Trang Trại Chăn Nuôi Heo Rừng Có Hiệu Quả Ở Bình Định Trang Trại Chăn Nuôi Heo Rừng Có Hiệu Quả Ở Bình Định

Vốn đầu tư không nhiều; thị trường rất tiềm năng; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đơn giản; rủi ro ít, thức ăn tiêu tốn chỉ bằng 1/3 heo nhà… Đó là những lợi thế vượt trội của việc nuôi heo rừng hiện nay. Ông Nguyễn Văn Bồng, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn (Bình Định) cho biết như vậy.

14/11/2012
Giàu Lên Từ Trang Trại Chăn Nuôi Heo Siêu Nạc Ở Dak Lak Giàu Lên Từ Trang Trại Chăn Nuôi Heo Siêu Nạc Ở Dak Lak

Từng gắn bó với cây cà phê hơn 15 năm nhưng nhìn đi nhìn lại số tiền thu được cũng chỉ đủ trang trải các chi phí sinh hoạt, nuôi con ăn học, có lúc còn rơi vào cảnh nợ nần khi giá cà phê xuống thấp. Sau nhiều lần trăn trở, bàn tính, năm 2006, vợ chồng anh Nguyễn Gia Thiện ở thôn 9 (xã Ea Riêng, huyện MDrak, tỉnh Dak Lak) quyết định chuyển đổi hướng phát triển kinh tế sang chăn nuôi heo siêu nạc.

17/11/2012
Lận Đận Với Cá Tra Ở Hậu Giang Lận Đận Với Cá Tra Ở Hậu Giang

Từ tháng 4-2012 đến nay, cá tra nguyên liệu liên tục rớt giá thảm hại, thậm chí xuống dưới mức giá thành sản xuất làm cho người nuôi cá tra rơi vào tình cảnh khốn khó triền miên.

21/11/2012
Nhân Giống Lúa, Lợi Nhuận Gấp Đôi Ở An Giang Nhân Giống Lúa, Lợi Nhuận Gấp Đôi Ở An Giang

Nông dân Trần Thái Hưng (tư Hưng, ấp Mỹ Thành, xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là người đã thành công với mô hình nhân lúa giống xác nhận 1 và thu lợi nhuận gấp đôi so với việc sản xuất lúa hàng hóa.

21/11/2012