Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Khẩu Mực, Bạch Tuộc Tăng 11,4%

Xuất Khẩu Mực, Bạch Tuộc Tăng 11,4%
Ngày đăng: 17/11/2014

Theo Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP): Tính đến nửa đầu tháng 10, XK mực, bạch tuộc của cả nước đạt 371,2 triệu USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước.

Có 3 thị trường XK lớn đáng chú ý trong 9 tháng đầu năm nay là: Hàn Quốc, EU và Mỹ. Đây là những thị trường có nhiều thuận lợi hơn nhưng lại có sự cạnh tranh gay gắt bởi tại đây có sự góp mặt của hầu hết các nguồn cung lớn nhất mực, bạch tuộc trên thế giới.

Hàn Quốc là thị trường NK lớn nhất mực, bạch tuộc Việt Nam trong 9 tháng đầu năm, với giá trị XK chiếm tới gần 35%, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tại EU, nền kinh tế phục hồi ngay từ đầu năm tạo đà thuận lợi cho các DN XK mực, bạch tuộc Việt Nam đẩy mạnh XK. Trong đó, nổi bật là 3 thị trường đơn lẻ Italy, Tây Ban Nha và Đức. Tính đến hết tháng 9, Tây Ban Nha là thị trường có mức tăng trưởng NK mực, bạch tuộc Việt Nam cao nhất trong khối. Giá trị XK các mặt hàng này sang đây đã tăng tới 147,3% so với cùng kỳ năm trước.

Còn tại Mỹ, tính đến hết tháng 9, giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đạt 3,92 triệu USD, tăng 100,9% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù giá trị XK sang Mỹ chỉ bằng 1% so với thị trường hàng đầu Hàn Quốc, nhưng đây là dấu hiệu tích cực sau 2 năm liên tiếp XK nhuyễn thể chân đầu của Việt Nam sang Mỹ giảm.

VASEP nhận định, dù đã bước qua 2/3 chặng đường nhưng nhiều DN XK hải sản Việt Nam năm nay không đạt được kế hoạch đề ra do tình hình sản xuất gặp khó khăn, nguồn nguyên liệu trong nước thiếu hụt và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.

Hiện nay, ở Việt Nam chỉ còn lại vùng biển Kiên Giang có nguồn nguyên liệu khá thuận lợi cho các nhà máy chế biến mực và bạch tuộc cả về chất lượng và sản lượng. Hầu hết các địa phương khác đều thiếu nguyên liệu và buộc phải NK.

Dự báo, trong năm 2015 nhu cầu NK mực, bạch tuộc trên thị trường thế giới có nhiều lạc quan nên cơ hội XK của Việt Nam cũng khá lớn. Tuy nhiên, nguyên liệu vẫn là bài toán nan giải đối với các DN XK hải sản Việt Nam.

Nguồn bài viết: http://baocongthuong.com.vn/xuat-nhap-khau/72385/xuat-khau-muc-bach-tuoc-tang-11-4.htm#.VGmk_40cTDc


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Cà Phê Bền Vững Phát Triển Cà Phê Bền Vững

Trong chiến lược phát triển nông - lâm nghiệp tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến 2020, cà phê được xác định là cây mũi nhọn, góp phần xoá đói giảm nghèo cho hàng nghìn hộ dân, nhất là tại huyện Mường Ảng.

28/06/2013
“Trái Đắng” Trên Vùng Chuyển Dịch “Trái Đắng” Trên Vùng Chuyển Dịch

Là 1 trong 3 xã vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) được cho phép chuyển dịch nuôi tôm, ngày ấy, Lợi An từng “làm mưa làm gió” bởi sự phát triển kinh tế nhanh không ngờ. Người dân nơi đây bỗng chốc đổi đời khi con tôm mang lại lợi nhuận đáng kể. Vậy mà giờ đây, Lợi An đang từng ngày nếm “trái đắng”.

12/08/2013
Xuất Khẩu Rau Quả Liên Tục Tăng Trưởng Xuất Khẩu Rau Quả Liên Tục Tăng Trưởng

Như vậy, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã tăng trưởng liên tục trong 9 năm qua (tính từ năm 2004). Năm 2012 so với năm 1997 đã cao gấp 11,7 lần, bình quân một năm tăng 17,8%. Nhịp độ tăng đã cao trong những năm gần đây, đặc biệt năm 2011 tăng 38,1%, năm 2012 tăng 33,1% - đó là những tốc độ tăng rất cao.

28/06/2013
Phát Hiện Thêm 4 Ổ Dịch Cúm Gia Cầm Mới Ở Bình Định Phát Hiện Thêm 4 Ổ Dịch Cúm Gia Cầm Mới Ở Bình Định

Ngày 24.3, ông Lê Ngọc Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, cho biết: Từ ngày 20.3 đến nay, đàn vịt tơ nuôi tại 4 hộ ở xã Hoài Đức (Hoài Nhơn) đã xuất hiện tình trạng vịt chết lẻ tẻ, qua lấy mẫu xét nghiệm, cơ quan Thú y vùng 4 Đà Nẵng đã phát hiện vịt chết do vi-rút cúm A (H5N1).

27/03/2013
Bỏ Phố Lên Rừng Nuôi Gà, Kiếm Ngàn Đô Mỗi Tháng Bỏ Phố Lên Rừng Nuôi Gà, Kiếm Ngàn Đô Mỗi Tháng

Gà chín cựa tưởng chỉ có trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. Ít ai ngờ, nó là giống có thật ngoài đời. Càng bất ngờ hơn, một chàng trai 29 tuổi, lặn lội từ TP.HCM ra cội nguồn giống gà này ở tận nơi đất tổ, rước về phương Nam và đã nhân giống thành công.

12/08/2013