Xuất Khẩu Mực, Bạch Tuộc Tăng 11,4%

Theo Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP): Tính đến nửa đầu tháng 10, XK mực, bạch tuộc của cả nước đạt 371,2 triệu USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước.
Có 3 thị trường XK lớn đáng chú ý trong 9 tháng đầu năm nay là: Hàn Quốc, EU và Mỹ. Đây là những thị trường có nhiều thuận lợi hơn nhưng lại có sự cạnh tranh gay gắt bởi tại đây có sự góp mặt của hầu hết các nguồn cung lớn nhất mực, bạch tuộc trên thế giới.
Hàn Quốc là thị trường NK lớn nhất mực, bạch tuộc Việt Nam trong 9 tháng đầu năm, với giá trị XK chiếm tới gần 35%, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tại EU, nền kinh tế phục hồi ngay từ đầu năm tạo đà thuận lợi cho các DN XK mực, bạch tuộc Việt Nam đẩy mạnh XK. Trong đó, nổi bật là 3 thị trường đơn lẻ Italy, Tây Ban Nha và Đức. Tính đến hết tháng 9, Tây Ban Nha là thị trường có mức tăng trưởng NK mực, bạch tuộc Việt Nam cao nhất trong khối. Giá trị XK các mặt hàng này sang đây đã tăng tới 147,3% so với cùng kỳ năm trước.
Còn tại Mỹ, tính đến hết tháng 9, giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đạt 3,92 triệu USD, tăng 100,9% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù giá trị XK sang Mỹ chỉ bằng 1% so với thị trường hàng đầu Hàn Quốc, nhưng đây là dấu hiệu tích cực sau 2 năm liên tiếp XK nhuyễn thể chân đầu của Việt Nam sang Mỹ giảm.
VASEP nhận định, dù đã bước qua 2/3 chặng đường nhưng nhiều DN XK hải sản Việt Nam năm nay không đạt được kế hoạch đề ra do tình hình sản xuất gặp khó khăn, nguồn nguyên liệu trong nước thiếu hụt và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
Hiện nay, ở Việt Nam chỉ còn lại vùng biển Kiên Giang có nguồn nguyên liệu khá thuận lợi cho các nhà máy chế biến mực và bạch tuộc cả về chất lượng và sản lượng. Hầu hết các địa phương khác đều thiếu nguyên liệu và buộc phải NK.
Dự báo, trong năm 2015 nhu cầu NK mực, bạch tuộc trên thị trường thế giới có nhiều lạc quan nên cơ hội XK của Việt Nam cũng khá lớn. Tuy nhiên, nguyên liệu vẫn là bài toán nan giải đối với các DN XK hải sản Việt Nam.
Nguồn bài viết: http://baocongthuong.com.vn/xuat-nhap-khau/72385/xuat-khau-muc-bach-tuoc-tang-11-4.htm#.VGmk_40cTDc
Có thể bạn quan tâm

Từ một loại cây mọc hoang trong rừng, giờ đây ớt a riêu ở xã Ma Cooih (huyện Đông Giang) được nhiều người biết đến và trở thành sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Theo đuổi ước mơ nơi giảng đường đại học, tốt nghiệp và kiếm được việc làm ổn định, song chàng thanh niên Võ Ngọc Sơn (quê Đại Minh, Đại Lộc) lại quyết định rẽ sang lối đi khác ít ai ngờ tới: về quê đầu tư chăn nuôi. Sau bao phen thành bại, nay Sơn đã có nguồn thu tiền tỷ mỗi năm từ trang trại chăn nuôi tổng hợp.

Những người nông dân ở Hamyang, một huyện miền núi xa xôi của tỉnh Gyeongsang (Hàn Quốc) đã trở nên giàu có nhờ trồng sâm núi (Wild Ginseng). Và mới đây, một đoàn nghiên cứu của chính quyền huyện Nam Trà My - nơi có loài sâm Ngọc Linh nổi tiếng, đã qua tận vùng núi xa xôi của Hàn Quốc này để học cách trồng sâm…

Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Bộ NN&PTNT xuất cấp (không thu tiền) cho Quảng Nam 10 nghìn lít hóa chất sát trùng Han-Iodine thuộc hàng dự trữ quốc gia để ngành liên quan và chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh duy trì thường xuyên khâu vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc nhằm ngăn chặn nguy cơ tái bùng phát những loại dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi.

Do xuất khẩu dầu thô giảm tới 65,8% dẫn đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Australia trong 7 tháng đầu năm 2015 giảm 24,8%.