Xuất Khẩu Mực, Bạch Tuộc Tăng 11,4%

Theo Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP): Tính đến nửa đầu tháng 10, XK mực, bạch tuộc của cả nước đạt 371,2 triệu USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước.
Có 3 thị trường XK lớn đáng chú ý trong 9 tháng đầu năm nay là: Hàn Quốc, EU và Mỹ. Đây là những thị trường có nhiều thuận lợi hơn nhưng lại có sự cạnh tranh gay gắt bởi tại đây có sự góp mặt của hầu hết các nguồn cung lớn nhất mực, bạch tuộc trên thế giới.
Hàn Quốc là thị trường NK lớn nhất mực, bạch tuộc Việt Nam trong 9 tháng đầu năm, với giá trị XK chiếm tới gần 35%, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tại EU, nền kinh tế phục hồi ngay từ đầu năm tạo đà thuận lợi cho các DN XK mực, bạch tuộc Việt Nam đẩy mạnh XK. Trong đó, nổi bật là 3 thị trường đơn lẻ Italy, Tây Ban Nha và Đức. Tính đến hết tháng 9, Tây Ban Nha là thị trường có mức tăng trưởng NK mực, bạch tuộc Việt Nam cao nhất trong khối. Giá trị XK các mặt hàng này sang đây đã tăng tới 147,3% so với cùng kỳ năm trước.
Còn tại Mỹ, tính đến hết tháng 9, giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đạt 3,92 triệu USD, tăng 100,9% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù giá trị XK sang Mỹ chỉ bằng 1% so với thị trường hàng đầu Hàn Quốc, nhưng đây là dấu hiệu tích cực sau 2 năm liên tiếp XK nhuyễn thể chân đầu của Việt Nam sang Mỹ giảm.
VASEP nhận định, dù đã bước qua 2/3 chặng đường nhưng nhiều DN XK hải sản Việt Nam năm nay không đạt được kế hoạch đề ra do tình hình sản xuất gặp khó khăn, nguồn nguyên liệu trong nước thiếu hụt và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
Hiện nay, ở Việt Nam chỉ còn lại vùng biển Kiên Giang có nguồn nguyên liệu khá thuận lợi cho các nhà máy chế biến mực và bạch tuộc cả về chất lượng và sản lượng. Hầu hết các địa phương khác đều thiếu nguyên liệu và buộc phải NK.
Dự báo, trong năm 2015 nhu cầu NK mực, bạch tuộc trên thị trường thế giới có nhiều lạc quan nên cơ hội XK của Việt Nam cũng khá lớn. Tuy nhiên, nguyên liệu vẫn là bài toán nan giải đối với các DN XK hải sản Việt Nam.
Nguồn bài viết: http://baocongthuong.com.vn/xuat-nhap-khau/72385/xuat-khau-muc-bach-tuoc-tang-11-4.htm#.VGmk_40cTDc
Có thể bạn quan tâm

Tổn thất sau thu hoạch lúa gạo tại ĐBSCL hiện nay vẫn còn khá cao, 13,7%, tương đương thiệt hại 635 triệu USD/năm. Trong số này, chiếm cao nhất là khâu phơi sấy mất 4,2%, thu hoạch 3%, xay xát 3%, bảo quản 2,6%, vận chuyển 0,9%. Nếu như tất cả các khâu thu hoạch đều có khiếm khuyết thì tổn thất có thể lên đến 20,6%

Trong một thí nghiệm gần đây thuộc khuôn khổ chương trình nghiên cứu về cá tuyết (CODTECH) do Hội đồng Nghiên cứu Nauy tài trợ, các chuyên gia nghiên cứu về thuỷ sản đã tiến hành so sánh hiệu quả giữa việc sử dụng vi tảo tươi, tảo đóng bánh và bột đất sét trong việc xử lý mùn bã hữu cơ và vi khuẩn trong bể ương ấu trùng trong nuôi cá tuyết.

Năm 1996, Cty Thương mại Nông nghiệp Charoen Pokphand (C.P) đã sản xuất giống cá rô phi đỏ Tabtim nuôi trong lồng bằng cách lai chéo giống rô phi đen, rô phi đỏ Đài Loan và giống rô phi đỏ Florida.

Sau nhiều vụ ốc hương chết hàng loạt, nghề nuôi ốc hương ở Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã dần ổn định và phát triển. Tuy nhiên, do là nghề mang tính tự phát nên bà con ngư dân vẫn lúng túng, bị động khi phát triển nghề này.

Mỹ - nước xuất khẩu thịt bò hàng đầu thế giới – ngày 25/4 (giờ Việt Nam) cho biết đã phát hiện một trường hợp bò điên ở bang California. Nước này cũng đang ra sức trấn an người tiêu dùng trên toàn thế giới.