Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Khẩu Mực, Bạch Tuộc Tăng 11,4%

Xuất Khẩu Mực, Bạch Tuộc Tăng 11,4%
Ngày đăng: 17/11/2014

Theo Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP): Tính đến nửa đầu tháng 10, XK mực, bạch tuộc của cả nước đạt 371,2 triệu USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước.

Có 3 thị trường XK lớn đáng chú ý trong 9 tháng đầu năm nay là: Hàn Quốc, EU và Mỹ. Đây là những thị trường có nhiều thuận lợi hơn nhưng lại có sự cạnh tranh gay gắt bởi tại đây có sự góp mặt của hầu hết các nguồn cung lớn nhất mực, bạch tuộc trên thế giới.

Hàn Quốc là thị trường NK lớn nhất mực, bạch tuộc Việt Nam trong 9 tháng đầu năm, với giá trị XK chiếm tới gần 35%, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tại EU, nền kinh tế phục hồi ngay từ đầu năm tạo đà thuận lợi cho các DN XK mực, bạch tuộc Việt Nam đẩy mạnh XK. Trong đó, nổi bật là 3 thị trường đơn lẻ Italy, Tây Ban Nha và Đức. Tính đến hết tháng 9, Tây Ban Nha là thị trường có mức tăng trưởng NK mực, bạch tuộc Việt Nam cao nhất trong khối. Giá trị XK các mặt hàng này sang đây đã tăng tới 147,3% so với cùng kỳ năm trước.

Còn tại Mỹ, tính đến hết tháng 9, giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đạt 3,92 triệu USD, tăng 100,9% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù giá trị XK sang Mỹ chỉ bằng 1% so với thị trường hàng đầu Hàn Quốc, nhưng đây là dấu hiệu tích cực sau 2 năm liên tiếp XK nhuyễn thể chân đầu của Việt Nam sang Mỹ giảm.

VASEP nhận định, dù đã bước qua 2/3 chặng đường nhưng nhiều DN XK hải sản Việt Nam năm nay không đạt được kế hoạch đề ra do tình hình sản xuất gặp khó khăn, nguồn nguyên liệu trong nước thiếu hụt và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.

Hiện nay, ở Việt Nam chỉ còn lại vùng biển Kiên Giang có nguồn nguyên liệu khá thuận lợi cho các nhà máy chế biến mực và bạch tuộc cả về chất lượng và sản lượng. Hầu hết các địa phương khác đều thiếu nguyên liệu và buộc phải NK.

Dự báo, trong năm 2015 nhu cầu NK mực, bạch tuộc trên thị trường thế giới có nhiều lạc quan nên cơ hội XK của Việt Nam cũng khá lớn. Tuy nhiên, nguyên liệu vẫn là bài toán nan giải đối với các DN XK hải sản Việt Nam.

Nguồn bài viết: http://baocongthuong.com.vn/xuat-nhap-khau/72385/xuat-khau-muc-bach-tuoc-tang-11-4.htm#.VGmk_40cTDc


Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu cá tra giành lại thị trường EU Xuất khẩu cá tra giành lại thị trường EU

Sự liên tục sụt giảm kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra vào thị trường EU trong nửa năm qua đã gióng lên hồi chuông báo động cho các DN thủy sản về công tác thị trường cũng như năng lực cạnh tranh.

28/07/2015
Nuôi rắn ri voi trong bể xi-măng Nuôi rắn ri voi trong bể xi-măng

Những năm gần đây, phong trào nuôi rắn ri voi (ri tượng) phát triển mạnh ở Cà Mau và các tỉnh ÐBSCL. Giá rắn ri voi thương phẩm và rắn giống rất cao, nên nhiều bà con quan tâm và chọn nuôi loài động vật này để phát triển kinh tế. Nhiều kiểu nuôi rắn được áp dụng như: nuôi trong khạp, trong lưới, trong bể xi-măng, trong ao đất…

28/07/2015
Văn Lãng phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa Văn Lãng phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa

Những năm gần đây, tận dụng tiềm năng, lợi thế đất đai, nông dân xã Văn Lãng, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

28/07/2015
Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học ở Hưng Yên Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học ở Hưng Yên

Với những ưu điểm nổi bật như phòng tránh dịch bệnh, chất thải tự tiêu, tiết kiệm nhân công, giảm chi phí đầu vào, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp tạo nguồn phân bón hữu cơ an toàn phục vụ cho sản xuất trồng trọt… đệm lót sinh học (ĐLSH) đang được nhiều hộ chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh Hưng Yên sử dụng.

28/07/2015
Mô hình nuôi heo khép kín mang lại hiệu quả kinh tế cao Mô hình nuôi heo khép kín mang lại hiệu quả kinh tế cao

Nằm tách biệt với khu dân cư, cách trung tâm xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột) khoảng 2km về phía tây, trang trại nuôi heo khép kín với diện tích hơn 2.000m2 của ông Đoàn Đắc Đức (trú tại thôn 3, xã Ea Kao) lọt thỏm trong khu rừng do ông nhận quản lý, bảo vệ.

28/07/2015