Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Khẩu Khoai Mì Nghịch Lý Tỷ USD

Xuất Khẩu Khoai Mì Nghịch Lý Tỷ USD
Ngày đăng: 01/04/2014

Cây khoai mì (sắn) hiện là cây công nghiệp chủ lực và thu cả tỷ USD mỗi năm nhờ xuất khẩu. Tuy nhiên, lợi nhuận chỉ tập trung vào thương lái, người nông dân trồng khoai vẫn nghèo.

Tại các tỉnh miền Nam khoai mì đang vào cuối vụ thu hoạch, giá đã nhích lên 4.300 đồng/kg, cao đầu vụ (tháng 1 âm lịch) 300-500 đồng/kg. Tại Đồng Nai, khoai mì lên giá nhưng nông dân không vui vì đã bán hết khoai với giá thấp khi vừa thu hoạch.

Ông Trần Văn Tuấn - nông dân chuyên canh 3 hecta khoai mì (xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) - cho biết, khoai mì hiện đã có giá nhưng dịp trước tết thương lái hùn nhau ép giá thấp, thậm chí không mua khiến khoai thu hoạch chất đống. “Nông dân chỉ biết trồng rồi bán, chuyện giá cả và thị trường đều do thương lái làm chủ hết” - ông Tuấn bức xúc.

Tây Ninh có diện tích cây mì khoảng 45.500 hecta, sản lượng 1.317.671 tấn song những người trồng khoai vẫn nghèo. Theo bà Trần Thị Mây, chủ vựa thu mua khoai mì (thị trấn Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh), ở miền Nam hiện có dăm thương lái lớn nhưng lại thao túng thị trường khoai mì từ giá thu mua và kiêm luôn xuất khẩu. Bà Mây nói, mặc dù mình là bạn hàng lâu năm nhưng nhiều vụ khoai mốc đầy kho vì thương lái nại ý xuất khẩu khó không mua để ép giá thêm.

Việt Nam xuất khẩu khoai mì nhiều thứ hai thế giới sau Thái Lan, thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin và Đài Loan, trong đó Trung Quốc nhập khẩu tới 85,6% tổng sản lượng khoai mì của Việt Nam xuất khẩu. Năm 2012, Việt Nam xuất hơn 4,2 triệu tấn khoai mì và sản phẩm từ khoai mì, thu 1,35 tỷ USD, tăng hơn 57% về lượng và gần 41% về giá trị so với năm 2011. Năm 2013, xuất hơn 3,1 triệu, thu hơn 1,1 tỷ USD, giảm 25,7% về lượng và 18,6% về giá,

Trong vài năm trở lại đây, thị trường khoai mì ở miền Nam luôn biến động mạnh, do thị trường Trung Quốc giảm mua và thương lái ép giá người trồng khoai.

Theo Hiệp hội Sắn (khoai mì) Việt Nam, năm 2013, kim ngạch khoai mì xuất khẩu sang Trung Quốc 946,4 triệu USD. 2 tháng đầu năm nay, lượng khoai mì Việt Nam xuất khẩu đạt 652.000 tấn, thu 206 triệu USD, giảm 32,7% về lượng và 30,6% về giá. Mặt khác, do nguồn cung khoai mì từ Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ rất lớn dẫn đến cạnh tranh về giá, làm cho khoai mì Việt Nam mất giá.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tây Ninh, người trồng và chế biến khoai mì hiện đang đối mặt với những khó khăn như giá cả bấp bênh; mùa vụ thu hoạch ồ ạt; chưa có chính sách hợp đồng bao tiêu sản phẩm của các nhà máy hợp lý và thị trường tiêu thụ khoai mì còn hạn chế, bị thương lái, nhà máy ép giá.

Ngoài lượng khoai mì canh tác trong nước, hàng năm Việt Nam còn nhập khẩu hàng triệu tấn khoai mì lát và củ tươi từ Campuchia để làm nguyên liệu và xuất khẩu đi Trung Quốc. Người trồng khoai mì trong nước không chỉ cạnh tranh với khoai mì ngoại về sản lượng mà còn về giá khi thuế nhập khẩu khoai mì lát và củ tươi giảm mạnh từ 10% xuống 3% kể từ 25/3/2014, dẫn đến giá khoai mì trong nước sẽ hạ thấp.

Để hạn chế tình trạng tư thương ép giá và sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, Hiệp hội Sắn Việt Nam đang tập trung mở rộng thị trường sang châu Âu, Hoa Kỳ, mặt khác kêu gọi các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc và 6 nhà máy sản xuất ethanol trong nước gia tăng sử dụng khoai mì làm nguyên liệu. Tuy nhiên sự kết hợp này đang diễn ra rất chậm chạp và kém hiệu quả.

Việt Nam hiện có hơn 560.000 hecta đất trồng khoai mì, sản lượng khoảng 9,4 triệu tấn/năm, 30% được dùng làm thực phẩm, thức ăn gia súc, dược phẩm, sản xuất ethanol, rượu công nghiệp, 70% xuất khẩu.


Có thể bạn quan tâm

Hãy Sát Cánh Cùng Nông Dân Hãy Sát Cánh Cùng Nông Dân

Chúng ta sẽ chào đón Lễ Quốc khánh mừng đất nước tròn 70 tuổi và Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam. Đó lại là năm Đảng ta sẽ tiến hành Đại hội toàn quốc lần thứ 12. Đây là một sự kiện quan trọng vì nó sẽ quyết định hướng đi lên của đất nước trong những năm tới.

28/02/2015
Bay Xa Hương Chè Shan Tuyết Bay Xa Hương Chè Shan Tuyết

Bậc cao niên ở Na Hang cũng không rõ những “cụ” chè Shan tuyết cổ thụ đã sống cùng rừng núi nơi đây từ bao giờ. Các thế hệ người Mông, người Dao lấy lá chè Shan làm đồ uống như một sản vật của sơn thần ban tặng. Cây chè Shan hợp phong thủy, thổ nhưỡng nơi lưng chừng trời, lại được người dân bản địa đón nhận nên phát triển tự nhiên.

28/02/2015
Ngành Thủy Sản Thành Phố Cần Thơ Chuẩn Bị Đường Dài Trong Tiến Trình Hội Nhập Ngành Thủy Sản Thành Phố Cần Thơ Chuẩn Bị Đường Dài Trong Tiến Trình Hội Nhập

Thời gian qua, ngành thủy sản TP Cần Thơ đã có bước chuyển căn bản, phát huy lợi thế, nâng cao thu nhập cho người nuôi. Chuẩn bị đường dài trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, TP Cần Thơ đã và đang đầu tư, phát triển ngành thủy sản theo hướng nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh ở "sân nhà" và phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu.

02/03/2015
Năm 2015, Khánh Hòa Tiếp Tục Thực Hiện Dự Án “Thu Thập Số Liệu Cá Ngừ Tại Việt Nam” Năm 2015, Khánh Hòa Tiếp Tục Thực Hiện Dự Án “Thu Thập Số Liệu Cá Ngừ Tại Việt Nam”

Cùng với việc khảo sát và đánh giá nguồn lợi hải sản xa bờ, dự án tập trung vào mục tiêu tăng cường sự hiểu biết của mỗi quốc gia trong việc quản lý nghề cá xa bờ, nhất là quản lý nguồn lợi cá ngừ đại dương; góp phần nâng cao trách nhiệm của các nước và các tổ chức trong khu vực để cùng tham gia quản lý nguồn lợi xa bờ.

02/03/2015
Nuôi Thủy Đặc Sản Thu Nhập Cao Nuôi Thủy Đặc Sản Thu Nhập Cao

Trong thời gian nuôi, cán bộ Trung tâm KN và Trạm Khuyến nông các huyện, TP đã xuống địa bàn thường xuyên để hướng dẫn kỹ thuật và kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh về môi trường, dịch bệnh đồng thời đưa ra những kinh nghiệm, những sáng kiến trong nuôi thủy sản để bà con áp dụng nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.

02/03/2015