Xuất Khẩu Hồ Tiêu Đạt Kỷ Lục

Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), khác với nhiều năm trước, lượng hồ tiêu xuất khẩu quý 1 năm nay tăng đột biến, trên 38.300 tấn với kim ngạch hơn 254 triệu USD, tăng trên 23,5% về lượng và 20% về giá trị.
Đây là mức kỷ lục cả lượng và giá trị xuất khẩu từ trước đến nay. Đó là do năm 2012, nhiều bà con và doanh nghiệp trữ tiêu đầu vụ, bán ra cuối vụ nhưng hiệu quả không cao nên năm nay, khi thấy giá đầu vụ cao, thu hoạch đến đâu bán ra đến đó. Có khoảng 40% lượng tiêu thu hoạch vụ này đã được xuất khẩu với giá cao. 3 tuần lễ nay giá tiêu giảm 5.000 đồng/kg, còn khoảng 115.000 đồng/kg, nhưng vẫn ở mức cao.
VPA nhận định, nếu người trồng và doanh nghiệp cũng giữ được nhịp điệu bán và xuất khẩu thì giá tiêu thế giới nhiều khả năng vẫn ở mức 5.000 - 6.000 USD/tấn. Hồ tiêu Việt Nam chiếm khoảng 30% sản lượng hồ tiêu thế giới nhưng lại chiếm 50% lượng hàng giao dịch trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến cuối năm nay, toàn tỉnh có 308 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 151.120 tỷ đồng, trong đó có 39 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 4.165 triệu USD.

Quyết định 68 của Chính phủ về vay vốn mua sắm máy móc, thực hiện cơ giới hóa, giảm tổn thất trong thu hoạch... đã mở nhiều nút thắt, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp.

Vùng núi Cà Đam được thiên nhiên ưu đãi về đa dạng sinh học, nơi sinh trưởng của nhiều loại thảo dược quý, trong đó, có cây sâm “bảy lá”. Song, hiện nay loại sâm này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt khi hàng ngày có nhiều người vào tận rừng săn lùng để bán cho thương lái.

Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Dương (Thăng Bình) được ngư dân gọi là “ngôi nhà” chung. Hơn một năm ra đời đến nay nghiệp đoàn đã tiếp sức để ngư dân vượt qua những thời điểm khó khăn, yên tâm bám biển.

Khi Đề án quốc gia về cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam, được Chính phủ phê duyệt, cũng là lúc Quảng Nam tất bật với việc xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng đường sá, điện lưới và hệ thống viễn thông lên sườn núi Ngọc Linh.