Xuất khẩu hạt điều duy trì đà tăng trưởng

Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 8 năm 2015 ước đạt 29 nghìn tấn với giá trị 212 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2015 đạt 214 nghìn tấn với 1,55 tỷ USD, tăng 8,4% về khối lượng và tăng 22% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 7 tháng đạt 7.274 USD/tấn, tăng 12,94% so với cùng kỳ năm 2014. Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam, chiếm lần lượt 36,55%, 12,43% và 11,95% tổng giá trị xuất khẩu. Các thị trường có giá trị tăng mạnh là Đức (98,16%), Thái Lan (47,54%), Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (48,85%), Hoa Kỳ (44,54%) và Hà Lan (38,21%).
Trong khi đó, khối lượng hạt điều nhập khẩu trong tháng 8/2015 ước đạt 117 nghìn tấn với giá trị đạt 158 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu mặt hàng này trong 8 tháng đầu năm 2015 đạt 686 nghìn tấn, giá trị nhập khẩu đạt 871 triệu USD, tăng 68,9% về khối lượng và gấp 2,1 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Tại thị trường trong nước, giá thu mua hạt điều khô tại Bình Phước giảm khoảng 1.000 đồng/kg so với mức giá đạt được hồi đầu tháng, hiện đạt 38.000 đồng/kg. Mặc dù giá nguyên liệu điều khô đã giảm nhẹ nhưng đây vẫn là mức giá cao trong nhiều năm gần đây nhờ giá xuất khẩu đang ở mức tốt.
Có thể bạn quan tâm

Trao đổi với VnExpress sáng 3/12, ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bình Định cho biết, bên cạnh xuất khẩu sang Nhật Bản, tỉnh đang mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cá ngừ tươi sống tại các cửa hàng Nhật tại Việt Nam và xuất khẩu sang Nga, châu Âu.

Hai tháng qua, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng biến động mạnh và theo hướng trái chiều với mức chênh lệch 30.000-80.000 đồng/kg. Sự tăng giảm với biên độ dao động quá lớn khiến người nuôi tôm lâm vào cảnh “kẻ khóc, người cười”.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang hội nhập với kinh tế thế giới, là chìa khóa giúp Việt Nam đi tắt, đón đầu và thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Dù vậy, hiện tại người trồng thanh long lại lo. Có người phân tích, vì thanh long đang bị nấm trắng và để dưỡng sức cho cây nên khi mới ra búp nhiều chủ vườn đã lặt bỏ. Cung thiếu, cầu tăng đã đẩy giá thanh long lên.

Ngày 10/7, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cùng đại diện Vụ Kế hoạch, Cục Trồng trọt, Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN làm việc với tỉnh Tây Ninh để kiểm tra tình hình phát triển cây cao su cũng như tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh này.