Xuất khẩu gạo vừa ngủ quên vừa nổ

Nhưng ông Nhị cũng nói đến 2 điểm yếu chí tử. Đó là việc chúng ta để nông dân làm nông nghiệp một cách “tự nhiên chủ nghĩa” cũng trong suốt 30 năm qua và nay thì phải trả giá.
Còn “chúng ta” thì ngủ trên tiềm năng”, “hát hoài bài ca cây lúa” một cách hồn nhiên với ngôn ngữ mặc định là “nổ như bắp rang” trên mọi diễn đàn.
Trả giá vì gạo chất lượng thấp giá rẻ dành cho “người nghèo - nước nghèo” khiến cho đến giờ “Việt Nam không có gạo thương hiệu”. Trả giá, vì ngay cả “gạo nghèo”- cho người nghèo giờ cũng đang ế vì “không ai chịu nghèo mãi để ăn gạo nghèo của ta”.
Một cái nhìn tuyệt đối chính xác về thực trạng hạt gạo, cho dù điều này đã được nói cả chục năm nay rồi!
Cái đáng chú ý chỉ là hai chữ “chúng ta”.
Bởi hôm qua, lại có người nhắc đến chúng ta, kèm liền hai chữ “ù lỳ”: 8 tháng đầu năm nay, trong 5 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, chỉ Việt Nam xuất khẩu giảm.
Người nói là Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam Huỳnh Thế Năng.
Cụ thể: 4/5 nước đều tăng giá trị là Mỹ: 34%; Pakistan 20%; Ấn Độ 18%; Thái Lan 2,2%. Riêng Việt Nam chơi một mình một kiểu, giảm 13% về giá trị.
Nguyên nhân, theo ông Năng, vì “chúng ta quá ù lỳ”. Ù lỳ suốt từ 2008 khi có tới 4 dấu hiệu, từ nguồn cung- đa dạng hơn, đến giá cả- bị cạnh tranh gay gắt hơn; cho đến khách hàng- nhu cầu giảm đi trông thấy.
Và chúng ta “ù lỳ” ở nghĩa không chịu thay đổi- hay nói như ông Nhị là vừa “ngủ quên”, vừa “nổ như bắp rang”.
Hậu quả của ngày hôm nay là 13% giá trị giảm trong chỉ 8 tháng. Nhưng hậu quả lớn hơn là không có gạo thương hiệu, là bị thị trường “đánh bật ra ngoài”, là “gạo nghèo” giá trị thấp, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không thể lọt vào thùng gạo của nhà giàu như Mỹ, EU.
Và ghê nhất là chuyện ngay cả khi bị đập tơi tả, ngay cả khi thất bại thảm hại chúng ta cũng vẫn “chưa xác định được phân khúc tham gia” (thị trường thế giới).
Lỗi tại chúng ta- đương nhiên. Chỉ có điều mà ngay chính nông dân có lẽ cũng băn khoăn: Vậy thì, với tư cách là một địa chỉ của thất bại, của trách nhiệm- chúng ta là ai? Vậy “chúng ta” phải làm gì để thoát ra khỏi mớ bòng bong: Làm gạo nghèo- tự hạ giá rồi chẳng biết bán cho ai vì không ai chịu nghèo mãi để ăn gạo nghèo (!?)
Có thể bạn quan tâm

10 năm qua (2003 - 2012), các chương trình tín dụng chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai trên địa bàn tỉnh đã góp phần tích cực thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh.

Tính đến cuối năm 2012, tổng đàn bò trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) có gần 18.500 con. Bà con nông hộ thường chọn nuôi các giống bò ngoại như: Bradman, RedShinhi, Sahiwal, Lymousine và bò lai tạo từ bò địa phương với các giống bò ngoại, phân bố tập trung tại các xã An Thạnh, Thành Thới A, Đa Phước Hội và Tân Trung.

Ông Lưu Xuân Mộc, ấp Bùng Binh 1, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, là người thành công nhất trong xã về mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến “bậc cao” nhờ áp dụng những cải tiến kỹ thuật trong cách nuôi.

Qua 2 năm xây dựng nông thôn mới, đến nay, xã Ninh Hòa (huyện Hồng Dân) đã xây dựng 11 mô hình sản xuất nhân giống lúa chất lượng cao, nuôi trồng thủy sản; thành lập 124 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp với 398 lao động tham gia.

Phú Yên đang có dịch lở mồm long móng (LMLM) gia súc ở một số xã. Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, các ngành chức năng đã cấm vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc ra khỏi vùng dịch. Tuy nhiên lại rất khó kiểm soát phân bò khi nó đang là mặt hàng được mua bán khá rộ.