Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất khẩu gạo vừa ngủ quên vừa nổ

Xuất khẩu gạo vừa ngủ quên vừa nổ
Ngày đăng: 01/10/2015

Nhưng ông Nhị cũng nói đến 2 điểm yếu chí tử. Đó là việc chúng ta để nông dân làm nông nghiệp một cách “tự nhiên chủ nghĩa” cũng trong suốt 30 năm qua và nay thì phải trả giá.

Còn “chúng ta” thì ngủ trên tiềm năng”, “hát hoài bài ca cây lúa” một cách hồn nhiên với ngôn ngữ mặc định là “nổ như bắp rang” trên mọi diễn đàn.

Trả giá vì gạo chất lượng thấp giá rẻ dành cho “người nghèo - nước nghèo” khiến cho đến giờ “Việt Nam không có gạo thương hiệu”. Trả giá, vì ngay cả “gạo nghèo”- cho người nghèo giờ cũng đang ế vì “không ai chịu nghèo mãi để ăn gạo nghèo của ta”.

Một cái nhìn tuyệt đối chính xác về thực trạng hạt gạo, cho dù điều này đã được nói cả chục năm nay rồi!

Cái đáng chú ý chỉ là hai chữ “chúng ta”.

Bởi hôm qua, lại có người nhắc đến chúng ta, kèm liền hai chữ “ù lỳ”: 8 tháng đầu năm nay, trong 5 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, chỉ Việt Nam xuất khẩu giảm.

Người nói là Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam Huỳnh Thế Năng.

Cụ thể: 4/5 nước đều tăng giá trị là Mỹ: 34%; Pakistan 20%; Ấn Độ 18%; Thái Lan 2,2%. Riêng Việt Nam chơi một mình một kiểu, giảm 13% về giá trị.

Nguyên nhân, theo ông Năng, vì “chúng ta quá ù lỳ”. Ù lỳ suốt từ 2008 khi có tới 4 dấu hiệu, từ nguồn cung- đa dạng hơn, đến giá cả- bị cạnh tranh gay gắt hơn; cho đến khách hàng- nhu cầu giảm đi trông thấy.

Và chúng ta “ù lỳ” ở nghĩa không chịu thay đổi- hay nói như ông Nhị là vừa “ngủ quên”, vừa “nổ như bắp rang”.

Hậu quả của ngày hôm nay là 13% giá trị giảm trong chỉ 8 tháng. Nhưng hậu quả lớn hơn là không có gạo thương hiệu, là bị thị trường “đánh bật ra ngoài”, là “gạo nghèo” giá trị thấp, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không thể lọt vào thùng gạo của nhà giàu như Mỹ, EU.

Và ghê nhất là chuyện ngay cả khi bị đập tơi tả, ngay cả khi thất bại thảm hại chúng ta cũng vẫn “chưa xác định được phân khúc tham gia” (thị trường thế giới).

Lỗi tại chúng ta- đương nhiên. Chỉ có điều mà ngay chính nông dân có lẽ cũng băn khoăn: Vậy thì, với tư cách là một địa chỉ của thất bại, của trách nhiệm- chúng ta là ai? Vậy “chúng ta” phải làm gì để thoát ra khỏi mớ bòng bong: Làm gạo nghèo- tự hạ giá rồi chẳng biết bán cho ai vì không ai chịu nghèo mãi để ăn gạo nghèo (!?) 


Có thể bạn quan tâm

Cá Tra Giống Tăng Giá Cá Tra Giống Tăng Giá

Theo các cơ sở sản xuất giống cá tra ở Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, cá tra giống đã bắt đầu tăng giá trong vòng 1 tháng trở lại đây.

08/04/2012
Thả Nuôi Trên 40 Triệu Con Cua Biển Ở Trà Vinh Thả Nuôi Trên 40 Triệu Con Cua Biển Ở Trà Vinh

Từ đầu năm 2012 đến nay, đã có 11.305 hộ ngư dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh thả nuôi khoảng 40,8 triệu con cua biển giống trên diện tích 12.270 ha, tăng gần 2.000 ha so với cùng kỳ năm trước. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, thời gian qua nhờ thực hiện tốt công tác chuyển giao kỹ thuật nuôi cho nông dân, cùng với điều kiện thuận lợi về môi trường nước, nguồn cua giống, nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương (cá vụn, ruốc, còng...) nên ngư dân ở các vùng ven biển trong tỉnh đang tiếp tục đầu tư cải tạo, mở rộng diện tích mặt nước nuôi cua biển, tập trung nhiều nhất ở các xã Long Toàn, Long Khánh, Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải; xã Long Hòa, Hòa Minh, huyện Châu Thành...

11/05/2012
Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Rắn Long Thừa (Hổ Mèo) Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Rắn Long Thừa (Hổ Mèo)

Từ TP HCM, biết tin nhiều hộ dân nghèo khó ở đảo Nhím (xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh nhờ nuôi rắn mà thoát khỏi cơn bĩ cực của sự khó nhọc, chúng tôi lập tức lên đường

19/02/2011
Nuôi Bồ Câu Cho Thu Nhập Cao Nuôi Bồ Câu Cho Thu Nhập Cao

Tận dụng diện tích đất nhỏ hẹp (chỉ với 117 m2), anh Hồ Lâm Tuấn (khóm 1, phường 3, Tp. Vĩnh Long) đã đầu tư nuôi bồ câu Pháp và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là loài vật dễ nuôi, có thể chăn nuôi ngay tại thành thị để phát triển kinh tế gia đình.

11/05/2012
Nuôi Tôm Đúng Quy Trình Để Tránh Thiệt Hại Nuôi Tôm Đúng Quy Trình Để Tránh Thiệt Hại

Việc nuôi tôm không tuân thủ khung lịch mùa vụ và khuyến cáo kỹ thuật cộng với khó khăn trong kiểm soát dịch là những lý do khiến dịch bệnh trên tôm phức tạp ngay từ đầu vụ tại một số tỉnh ở Nam Trung Bộ và ĐBSCL.

10/04/2012