Xuất Khẩu Gạo Việt Sang Philippines Tăng Đột Biến

Với tăng trưởng gấp đôi trong nửa đầu năm nay, Philippines vươn lên vị trí đứng thứ 2 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa cho biết, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 7 năm 2014 ước đạt 606.000 tấn với giá trị 278 triệu USD đưa khối lượng xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm 2014 ước đạt 3,86 triệu tấn và 1,75 tỷ USD, giảm 7,9% về khối lượng, và giảm 4,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2014 đạt 452 USD/tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2013. Thị trường lớn nhất trong 6 tháng đầu năm 2014 của gạo Việt Nam là Trung Quốc với 39,11% thị phần.
Đáng chú ý nhất là gạo Việt xuất sang thị trường Philippines có sự tăng trưởng đột biến trong 6 tháng đầu năm với mức tăng gấp hơn 2 lần về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Trong giai đoạn này, Philippines nhập khẩu 687,150 tấn gạo từ Việt Nam với tổng giá trị 309,982 USD, tăng 134,1% về khối lượng và tăng 135,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Với mức tăng trưởng này, Philippines vươn lên vị trí đứng thứ 2 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 21,03% thị phần, tiếp đến là Gana, Singapore.
Con số cập nhật mới nhất về xuất khẩu gạo này của Bộ NN-PTNT cho thấy, xuất khẩu gạo của nước ta lộ rõ xu hướng giảm suốt từ tháng 2, chỉ riêng xuất khẩu gạo trong tháng 1/2014 tăng 24,7% về sản lượng và tăng 19,5% về giá trị.
Có thể bạn quan tâm

“Mới đầu mùa mà trời nắng nóng gay gắt, con người mà cũng không trụ nổi, huống chi là tôm. Thời tiết này mà kéo dài thì diện tích tôm nuôi bị bệnh chết còn diễn biến phức tạp”- anh Hà Dũng, người nuôi tôm ở xã Phú Xuân (Phú Vang - Thừa Thiên - Huế) bày tỏ.

Nhằm phát triển cây vải thiều bền vững, các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Giang không chỉ chủ động hỗ trợ người dân về mặt sản xuất, mà còn đẩy mạnh chế biến, tăng cường xúc tiến thương mại nhằm tìm đầu ra ổn định cho quả vải.

Tam Dương là một trong 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc được chọn tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) trên đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2011-2013 theo Quyết định 315/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sau 3 năm triển khai, BHNN đã giúp nông dân trong huyện yên tâm đầu tư vào sản xuất, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.

Nghề khai thác rong mơ đã giúp gia đình ông Nguyễn Văn Hòa (thôn Đông, xã Ninh Vân) có thu nhập khá cao trong suốt thời gian dài. “Những năm trước, khai thác rong mơ là nghề hái ra tiền ở xã Ninh Vân, vì vậy cứ tới mùa rong mơ (khoảng đầu tháng 4 đến tháng 8 hàng năm) là cả làng đi biển, lặn rong.

Hiện nay, cá tai tượng là một trong những loài thủy sản mang lại hiệu quả cao cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, người nuôi cá tai tượng chưa chú ý nhiều đến chất lượng sản phẩm và môi trường nuôi, nên sản phẩm tạo ra chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.