Xuất khẩu gạo tiếp tục khó khăn, thị trường ảm đạm

Xuất khẩu gạo tháng 9 theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt 428 nghìn tấn với giá trị đạt 177 triệu USD.
Như vậy, tính đến hết tháng 9, khối lượng xuất khẩu gạo đạt khoảng 4,47 triệu tấn với giá trị 1,92 tỷ USD, giảm 10,1% về khối lượng và giảm 15,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Giá gạo xuất khẩu bình quân trong 8 tháng đầu đạt 430,87 USD/tấn, giảm 5,08% so với cùng kỳ năm 2014.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2015 với 35,37% thị phần. 8 tháng, xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2014 (giảm 2,64% về khối lượng và giảm 8,74% về giá trị).
Các thị trường có sự tăng trưởng mạnh trong 8 tháng qua là thị trường Malaysia tăng 35,75% về khối lượng và tăng 24,3% về giá trị, vươn lên vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 8,87% thị phần.
Thị trường Gana tăng 21,8% về khối lượng và tăng 16,15% về giá trị, đứng vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam; thị trường Bờ Biển Ngà tăng 77,56% về khối lượng và tăng 77,93% về giá trị, đứng thứ 5 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam.
Các thị trường có sự giảm đột biến trong 8 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014 là Phillipines (giảm 41,01% về khối lượng và giảm 44,69% về giá trị), Singapore (giảm 37,24% về khối lượng và giảm 34% về giá trị), và Hong Kong (giảm 29,37% về khối lượng và giảm 35,36% về giá trị).
Thị trường lúa gạo trong nước có xu hướng tăng trong 10 ngày đầu tháng 9/2015 do giá phụ phẩm tăng, song đã giảm trở lại trong những ngày gần đây bất chấp thông tin Việt Nam được Philippines mời tham gia đấu thầu nhập khẩu gạo.
Khác với những lần trước, ngay khi có thông tin Philippines đấu thầu nhập khẩu gạo có sự tham gia của Việt Nam, giá lúa gạo tại ĐBSCL đã lập tức tăng 100 đồng/kg.
Tuy nhiên, thông tin lần này không cải thiện được giá lúa gạo tại ĐBSCL. Bởi lẽ, giá gạo thế giới đang xuống thấp khiến giá gạo của Việt Nam cũng đã giảm khá nhiều, gạo 5% tấm hiện chỉ còn khoảng 330 USD/tấn, trong khi đó lượng gạo trong kho của doanh nghiệp còn nhiều do xuất khẩu gạo từ đầu năm đến nay mới chỉ đạt gần 4 triệu tấn.
Nhìn chung, xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn, ảm đạm.
Theo Hệ thống cung cấp giá tại địa phương, diễn biến giá lúa tại một số tỉnh ĐBSCL trong tháng 9/2015 như sau: tại An Giang, lúa IR50404 tăng nhẹ 50 đồng/kg từ 4.300 đồng/kg lên 4.350 đồng/kg (lúa tươi) vào đầu tháng, sau đó giảm xuống còn 4.150 đồng/kg.
Tại Bạc Liêu, lúa hè thu tăng từ 4.400 đồng/kg lên 4.600 đồng/kg và hiện giảm còn 4.500 đồng/kg.
Tại Vĩnh Long, lúa đông xuân giống IR50404 tăng từ 4.900 đồng/kg lên 5.100 đồng/kg, và giảm còn 4.800 đồng/kg.
Hoạt động xuất khẩu chậm chạp, lượng tồn kho tại các doanh nghiệp xuất khẩu còn nhiều khiến giá lúa hầu như không biến động.
Có thể bạn quan tâm

Bước sang năm 2014 là năm thứ 4, Công ty CP Cao su Hà Giang triển khai trồng, chăm sóc các giống cao su kháng lạnh. Ký ức về thiệt hại do giá rét năm 2010 vẫn chưa nguôi, nhưng đó cũng là bài học, là kinh nghiệm vô cùng quý giá để cho người trồng cao su thêm phần quyết tâm trên vùng đất khó.

Trước những diễn biến bất lợi của thời tiết trong thời gian vừa qua như rét đậm, rét hại kéo dài, hạn hán... việc triển khai sản xuất vụ Xuân ở Yên Minh theo đúng khung thời vụ đang gặp rất nhiều khó khăn.

Với lợi thế thời gian nuôi ngắn và sản lượng cao, cùng với giá cả liên tục tăng cao, tôm chân trắng đã được nông dân chọn làm đối tượng nuôi công nghiệp. Trong khi đó, tỉnh Cà Mau chưa sản xuất được con giống thẻ chân trắng. Ngành chức năng chưa ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật để áp dụng kiểm tra chất lượng giống tôm chân trắng. Vì thế, người nuôi tôm có nguy cơ thiếu nguồn tôm giống chất lượng.

Tại các bến bãi của xã, một không khí nhộn nhịp và đông đúc chưa từng thấy. Những con đường dẫn vào bãi sò tắc nghẽn liên tục vì lượng sò ngư dân vận chuyển quá lớn. Trên bãi sò, hàng trăm lao động tất bật chen nhau vận chuyển, phân loại, cạy tách vỏ sò. Các bãi sò ở Chí Công liên tiếp, nối liền nhau như một đại công trường khai thác hải sản.

Vụ chiêm xuân 2013 – 2014, toàn tỉnh gieo cấy 8.273ha, đạt 98,25% kế hoạch. Để đảm bảo nước tưới cho lúa chiêm xuân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp cung cấp nguồn nước, kịp thời cho cây lúa.