Xuất khẩu gạo tiếp tục giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2014

Bốc xếp gạo xuất khẩu tại Công ty cổ phần lương thực Hậu Giang.
Trong khi đó, ở thời điểm cùng kỳ năm 2014, cả nước xuất khẩu hơn 4,2 triệu tấn, trị giá FOB hơn 1,8 tỷ USD và trị giá CIF hơn 1,9 tỷ USD.
Trong 5 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, Việt Nam hiện là nước duy nhất có mức xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2014.
Mới đây, ngày 9/9, Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) đã thông báo đấu thầu nhập khẩu 750.000 tấn thêm vào 1,8 triệu tấn đã được dự kiến nhập khẩu trong năm nay do El Nino đang mạnh lên.
NFA tìm giá chào từ chính phủ Việt Nam, Thái Lan và Campuchia để cung cấp gạo xay xát kỹ 25% tấm trước ngày 17/9.
NFA đang tìm giao hàng 250.000 tấn gạo đầu tiên trước cuối năm nay và 500.000 tấn còn lại trong quý 1/2016.
Đây được xem là cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam trong những tháng cuối năm theo hợp đồng tập trung. Tuy nhiên, phía Bộ Thương mại Thái Lan cũng mới xác nhận việc đấu giá lần thứ 6 bán hơn 732.000 tấn gạo tồn kho trong tháng 9 này.
Hiện giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang giảm nhẹ so với tháng trước. Cụ thể, trong 10 ngày đầu tháng 9, thị trường lúa gạo giảm giá từ 50 - 200 đồng/kg so với kỳ trước.
Giá lúa khô tại kho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện dao động từ 4.850 - 4.950 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.200 - 5.300 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.300 - 6.400 đồng/kg tùy từng địa phương; gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.150 - 6.250 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.100 - 7.200 đồng/kg, gạo 15% tấm 6.800 - 6.900 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 6.700 - 6.800 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Theo số liệu của Cục Trồng trọt, tính đến ngày 11/9, các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã xuống giống vụ Hè Thu được khoảng gần 1,7 triệu ha, thu hoạch Hè Thu khoảng 1,3 triệu ha với năng suất khoảng 5,6 - 5,7 tấn/ha, sản lượng khoảng 7,34 triệu tấn lúa.
Các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã xuống giống vụ Thu Đông được khoảng 640.000ha trong tổng số 886.000ha diện tích theo kế hoạch; đồng thời thu hoạch được khoảng 20.000ha với năng suất khoảng 4,8 - 4,9 tấn/ha./.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, toàn TP đã phát triển ổn định được 69 xã và 15 vùng chăn nuôi trọng điểm, cùng 2.924 trang trại chăn nuôi ngoài khu dân cư. Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện chiếm tỷ lệ 40,5% tổng đàn gia súc, gia cầm toàn TP. Trong những năm qua, chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và ngoài khu dân cư tiếp tục có sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng sản phẩm.

Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân với tấm bằng loại khá, từng đi làm cho một vài công ty với thu nhập khoảng 5 - 7 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, ước mơ muốn làm giàu trên chính quê hương mình đã thôi thúc anh Đỗ Kim Tuyến quay về mở trại chăn nuôi gà thả vườn.

Chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học là mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ sinh học của vi sinh vật sống trong đệm lót nền chuồng để xử lý chất thải của vật nuôi, cải thiện môi trường chăn nuôi, có tác dụng làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường chuồng nuôi, đồng thời vật nuôi có môi trường tự nhiên để vận động, giúp đàn heo ăn nhanh chóng lớn, tỷ lệ mắc bệnh tiêu hóa và hô hấp giảm. Qua mô hình cũng giúp tiết kiệm một phần chi phí sản xuất.

Điều gì làm cho một tỉnh nằm ở cực Nam Trung Bộ được mệnh danh là xứ sở “thừa nắng” trở thành trung tâm sản xuất tôm giống của cả nước? Câu trả lời đơn giản là tỉnh ta đã khai thác được lợi thế vùng tiểu khí hậu đặc trưng nắng ấm quanh năm để sản xuất tôm giống mà nhiều nơi khác không sánh kịp.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong năm qua khu vực đồng bằng sông Cửu Long có 102 cơ sở sản xuất cá tra giống, với sản lượng từ 25 - 28 tỉ con cá tra bột. Các địa phương có nhiều cơ sở sản xuất giống cá tra bột như Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và Tiền Giang.