Xuất khẩu gạo tiếp tục giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2014

Bốc xếp gạo xuất khẩu tại Công ty cổ phần lương thực Hậu Giang.
Trong khi đó, ở thời điểm cùng kỳ năm 2014, cả nước xuất khẩu hơn 4,2 triệu tấn, trị giá FOB hơn 1,8 tỷ USD và trị giá CIF hơn 1,9 tỷ USD.
Trong 5 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, Việt Nam hiện là nước duy nhất có mức xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2014.
Mới đây, ngày 9/9, Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) đã thông báo đấu thầu nhập khẩu 750.000 tấn thêm vào 1,8 triệu tấn đã được dự kiến nhập khẩu trong năm nay do El Nino đang mạnh lên.
NFA tìm giá chào từ chính phủ Việt Nam, Thái Lan và Campuchia để cung cấp gạo xay xát kỹ 25% tấm trước ngày 17/9.
NFA đang tìm giao hàng 250.000 tấn gạo đầu tiên trước cuối năm nay và 500.000 tấn còn lại trong quý 1/2016.
Đây được xem là cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam trong những tháng cuối năm theo hợp đồng tập trung. Tuy nhiên, phía Bộ Thương mại Thái Lan cũng mới xác nhận việc đấu giá lần thứ 6 bán hơn 732.000 tấn gạo tồn kho trong tháng 9 này.
Hiện giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang giảm nhẹ so với tháng trước. Cụ thể, trong 10 ngày đầu tháng 9, thị trường lúa gạo giảm giá từ 50 - 200 đồng/kg so với kỳ trước.
Giá lúa khô tại kho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện dao động từ 4.850 - 4.950 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.200 - 5.300 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.300 - 6.400 đồng/kg tùy từng địa phương; gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.150 - 6.250 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.100 - 7.200 đồng/kg, gạo 15% tấm 6.800 - 6.900 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 6.700 - 6.800 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Theo số liệu của Cục Trồng trọt, tính đến ngày 11/9, các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã xuống giống vụ Hè Thu được khoảng gần 1,7 triệu ha, thu hoạch Hè Thu khoảng 1,3 triệu ha với năng suất khoảng 5,6 - 5,7 tấn/ha, sản lượng khoảng 7,34 triệu tấn lúa.
Các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã xuống giống vụ Thu Đông được khoảng 640.000ha trong tổng số 886.000ha diện tích theo kế hoạch; đồng thời thu hoạch được khoảng 20.000ha với năng suất khoảng 4,8 - 4,9 tấn/ha./.
Có thể bạn quan tâm

Như NNVN đã đưa tin loài dịch hại mới xuất hiện và gây hại trên cây có múi ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng). PGS.TS Nguyễn Văn Huỳnh, Bộ môn BVTV, Trường ĐH Cần Thơ xác định đó là sâu đục trái cây có múi, có tên khoa học là Citripestis sagittiferella Moore.

Những ngày qua, giá cà phê tại các tỉnh Tây nguyên đã tăng vượt mốc 43 triệu đồng/tấn. Ngày 28.5, giá cà phê nhân xô ở Đắk Lắk, Lâm Đồng và Đắk Nông từ 43,1 - 43,2 triệu đồng/tấn, ở Gia Lai 43 triệu đồng/tấn.

Từ năm 2008, được sự hỗ trợ của Trung tâm ứng dụng khoa học - công nghệ (KH-CN) thuộc sở KH-CN Hòa Bình, nông dân xã vùng cao Quyết Chiến, huyện Tân Lạc được tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật, đưa mạnh cây su su vào cơ cấu cây trồng ở địa phương. Kết quả, cây su su đã góp phần tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo (XĐGN) từng bước ổn định cuộc sống cho người dân nơi đây.

Các nhà khoa học Việt Nam đã thành công trong việc chuyển hóa dầu ăn thải thành nhiên liệu sinh học bằng phản ứng cracking xúc tác.

Ông Dương Văn Thể, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT, cho biết kết quả khảo sát tại ĐBSCL cho thấy, người nuôi cá tra đang gặp khó khăn rất lớn. Hiện mỗi 1 kg cá tra thành phẩm, người nuôi lỗ 3.000 đồng, trung bình 1 ha nuôi cá tra lỗ 1 tỷ đồng. Hiện rất nhiều doanh nghiệp cần bán sản phẩm để thu hồi vốn vì thế phải hạ giá bán, do đó giá cá nguyên liệu giảm theo.