Xuất Khẩu Gạo Tháng 1 Giảm So Với Năm Ngoái

Trong tháng 1-2014, gạo xuất khẩu của Việt Nam được bán chủ yếu cho Philippines, nhờ vào hợp đồng chính phủ ký hồi cuối năm 2013, trong lúc nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu như Trung Quốc, châu Phi và một số thị trường khác ở Đông Nam Á suy giảm.
Theo báo cáo tại cuộc họp sơ kết xuất khẩu gạo tháng 1-2014 của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) ngày 10-2, hoạt động xuất khẩu gạo trong tháng vừa qua chủ yếu là giao hàng đi Philippines theo dạng hợp đồng cấp chính phủ đã ký hai tháng trước đó, trong khi lượng gạo xuất đi Trung Quốc và châu Phi giảm mạnh và còn không đáng kể.
Theo nhận định của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, các thị trường lớn như Trung Quốc, châu Phi còn chờ vụ Đông Xuân sắp đến mới đưa ra mức nhập khẩu rõ ràng. Tuy nhiên, lúc cao điểm thu hoạch cũng là lúc gạo Việt Nam thường bị các đối tác nhập khẩu ép giá.
Giá giao dịch gạo trong tháng 1-2014 xoay quanh mức 405-410 đô la Mỹ/tấn (gạo phẩm cấp cao 5% tấm). Giá này tương đương với gạo Ấn Độ nhưng cao hơn gạo Thái Lan và Pakistan do nguồn cung hạn chế. Tuy nhiên, giá chào ở thời điểm hiện tại chỉ còn 395 đô la Mỹ/tấn loại 5% tấm và tiếp tục xu hướng giảm khi vụ thu hoạch Đông Xuân đang đến gần.
VFA dự báo xuất khẩu gạo trong tháng Hai không chênh lệch nhiều so với tháng trước, trong khoảng từ 300.000 đến 350.000 tấn. Xuất khẩu gạo tháng 1 đạt 307.000 tấn, giảm mạnh 24% về khối lượng, thu về gần 128 triệu đô la Mỹ, giảm 31% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm

Theo kế hoạch, vụ Đông xuân năm nay, huyện Long Mỹ sẽ xuống giống 27.000ha, tương đương với cùng kỳ. Lịch thời vụ được chia làm 3 đợt: Đợt 1: từ ngày 27-11 đến 4-12 (nhằm ngày 6 đến 13-10 âm lịch); đợt 2: từ ngày 24 đến 31-12 (nhằm ngày 3 đến 10-11 âm lịch); đợt 3: từ ngày 16 đến 23-1-2015 (nhằm ngày 26-11 đến 4-12 âm lịch).

Được bao bọc bởi hai con kênh N2 và N4 thuộc hệ thống kênh Phú Ninh nhưng hơn 5ha đất ruộng thuộc khối phố 4 (phường Trường Xuân, TP.Tam Kỳ) chỉ có thể sản xuất 1 vụ lúa đông xuân nhờ nước trời. Còn những tháng mùa hè như hiện nay thì đành bỏ hoang.

Mới sáng sớm, anh Nguyễn Hữu Tâm, Chủ nhiệm Tổ hợp tác trái cây Việts (Chợ Lách, Bến Tre) đã bấm điện thoại cho chúng tôi phấn khởi báo tin vui: “Các nhà vườn trong Tổ hợp tác hiện đang tập trung đóng lô hàng chôm chôm cấp đông đầu tiên lên tới hàng trăm tấn để xuất sang Hàn Quốc. Khi xuất xong lô hàng này chắc chắn sẽ mở thêm cơ hội cho nhiều loại trái cây khác nữa”.

Năm đầu tiên thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí, số diện tích hoàn tất thủ tục được thụ hưởng chính sách cấp bù thủy lợi phí mới có 30.100ha, số kinh phí cấp 13,4 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở số diện tích do Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi quản lý, đến năm 2010 nâng lên 75.243ha, kinh phí 63,6 tỷ đồng. Năm nay, dự kiến diện tích đưa vào quản lý gần 90 ngàn ha, kinh phí đề nghị cấp gần 100 tỷ đồng.

Theo ông Bình, sở dĩ phải chờ câu trả lời của Bộ là do việc quản lý khai thác trùn biển đang có mâu thuẫn ở 2 văn bản quy phạm pháp luật của Bộ NN-PTNT là cho phép khai thác trùn biển từ 10 cm trở lên và cấm khai thác hoàn toàn.