Xuất Khẩu Gạo Tháng 1 Giảm So Với Năm Ngoái

Trong tháng 1-2014, gạo xuất khẩu của Việt Nam được bán chủ yếu cho Philippines, nhờ vào hợp đồng chính phủ ký hồi cuối năm 2013, trong lúc nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu như Trung Quốc, châu Phi và một số thị trường khác ở Đông Nam Á suy giảm.
Theo báo cáo tại cuộc họp sơ kết xuất khẩu gạo tháng 1-2014 của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) ngày 10-2, hoạt động xuất khẩu gạo trong tháng vừa qua chủ yếu là giao hàng đi Philippines theo dạng hợp đồng cấp chính phủ đã ký hai tháng trước đó, trong khi lượng gạo xuất đi Trung Quốc và châu Phi giảm mạnh và còn không đáng kể.
Theo nhận định của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, các thị trường lớn như Trung Quốc, châu Phi còn chờ vụ Đông Xuân sắp đến mới đưa ra mức nhập khẩu rõ ràng. Tuy nhiên, lúc cao điểm thu hoạch cũng là lúc gạo Việt Nam thường bị các đối tác nhập khẩu ép giá.
Giá giao dịch gạo trong tháng 1-2014 xoay quanh mức 405-410 đô la Mỹ/tấn (gạo phẩm cấp cao 5% tấm). Giá này tương đương với gạo Ấn Độ nhưng cao hơn gạo Thái Lan và Pakistan do nguồn cung hạn chế. Tuy nhiên, giá chào ở thời điểm hiện tại chỉ còn 395 đô la Mỹ/tấn loại 5% tấm và tiếp tục xu hướng giảm khi vụ thu hoạch Đông Xuân đang đến gần.
VFA dự báo xuất khẩu gạo trong tháng Hai không chênh lệch nhiều so với tháng trước, trong khoảng từ 300.000 đến 350.000 tấn. Xuất khẩu gạo tháng 1 đạt 307.000 tấn, giảm mạnh 24% về khối lượng, thu về gần 128 triệu đô la Mỹ, giảm 31% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm

Theo GS Trần Đình Long, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang chạy theo số lượng lớn, từ khâu sản xuất, chế biến, thương mại đều yếu kém: Không điều khiển được cơ cấu giống chất lượng cao, sản xuất theo kiểu mạnh ai người ấy làm.

Mặc dù luôn đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều nhưng hiện các doanh nghiệp trong nước đang đối mặt với nỗi lo thiếu nguyên liệu để chế biến.

Đến nay, nông dân trong tỉnh Phú Yên đã xuống giống 5.100ha lúa vụ mùa (vụ 10-12), cây lúa đang trong giai đoạn trên 30 ngày tuổi. Hiện nông dân đang tập trung làm cỏ, bón phân chăm sóc lúa vụ mùa.

Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Thọ vừa thanh tra về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè tại địa bàn huyện Thanh Ba, Hạ Hòa, Tân Sơn và Yên Lập. Qua kiểm tra và phân tích các mẫu chè búp tươi đều không phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Hiện tại 1 quả dừa sáp có thể mua gần nửa tạ thóc nên bà con trồng dừa rất phấn khởi, nhiều người làm giàu nhờ trồng dừa sáp.