Xuất Khẩu Gạo Nhiều Áp Lực Lớn

Thái Lan đang triển khai chương trình xả gạo tồn kho; một số thị trường tập trung đã thay đổi phương thức nhập khẩu (NK) theo hướng đa dạng hóa nguồn cung. Gạo xuất khẩu (XK) của Việt Nam đang chịu sự tác động này.
Tác động từ thay đổi chính sách NK gạo
Bộ Thương mại Thái Lan đặt mục tiêu XK thêm 3- 4 triệu tấn gạo từ nay đến cuối năm, nhằm đạt được mục tiêu 9 triệu tấn gạo trong năm 2014. Chính vì vậy, Thái Lan đang có hàng loạt các chương trình xúc tiến XK gạo vào một số thị trường tập trung mà Việt Nam đang có lợi thế như: Malaysia, Philippines, Indonesia… Thái Lan mới thỏa thuận ký được hợp đồng XK 170.000 tấn gạo cho Indonesia (Indonesia có nhu cầu NK khoảng 500.000 tấn). Philippines và Indonesia là 2 thị trường mà Thái Lan rất quan tâm.
Trong bối cảnh đó, một số thị trường NK gạo tập trung đang có những xu hướng thay đổi chính sách. Ngày 27/8/2014, Philippines tổ chức phiên đấu thầu mua 500.000 tấn gạo, tuy nhiên, tất cả các nước tham gia đều không trúng thầu, kể cả Việt Nam đã đưa ra mức giá cạnh tranh, lý do: Philippines đã khống chế giá ở mức thấp nhất định.
Sắp tới, Philippines không tổ chức đấu thầu mà sẽ đàm phán về hợp đồng liên chính phủ (G2G), mời rất nhiều nước như Thái Lan, Myanmar, Campuchia... chứ không riêng Việt Nam, để tìm nguồn hàng tốt nhất.
Sắp tới, Philippines không tổ chức đấu thầu mà sẽ đàm phán về hợp đồng liên chính phủ (G2G), mời rất nhiều nước như Thái Lan, Myanmar, Campuchia... chứ không riêng Việt Nam, để tìm nguồn hàng tốt nhất.
Hiện nay, lượng gạo tồn kho của Campuchia không nhiều nên khả năng XK không cao. Từ đầu năm đến nay, Campuchia mới XK 233.000 tấn gạo, dự kiến cả năm XK khoảng 400.000 tấn. Tuy nhiên, lượng gạo dự trữ của Thái Lan - đối thủ chính - rất cao.
Theo một số thông tin, Thái Lan còn khoảng 18 triệu tấn gạo dự trữ. Từ đầu năm đến nay, XK gạo của Thái Lan đạt 5,6 triệu tấn. Riêng mục tiêu XK gạo của Thái Lan sang Philippines năm 2014 là 1,4 triệu tấn. Vì vậy, khả năng Thái Lan tham gia các cuộc đàm phán của Philippines và các nước có nhu cầu NK gạo rất cao.
Như vậy, tương tự nhiều năm trước, thời điểm Thái Lan xả hàng tồn kho chính sẽ gây áp lực lớn cho XK gạo của Việt Nam. Và thực tế hiện nay, lượng gạo trong nước còn dồi dào nhưng các hợp đồng XK đang có xu hướng co lại chính vì chịu sự tác động từ Thái Lan.
Từ giữa tháng 8, giá chào gạo tại một số nước XK chính đã chững lại mặc dù nhu cầu tiếp tục gia tăng.
Trước việc Thái Lan đang triển khai chiến dịch xả hàng gạo tồn kho, một số thị trường tập trung đã chuyển đổi phương thức và chiến lược NK gạo theo hướng đa dạng hóa nguồn cung, tổ chức đấu thầu mở để thu hút sự tham gia của nhiều nhà cung cấp nhằm tạo sự cạnh tranh về giá, Bộ Công Thương yêu cầu Cục Xuất nhập khẩu, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp cần phải cập nhật liên tục thông tin về thị trường.
Đặc biệt, đối với trường hợp kết quả đàm phán chưa đạt được như kế hoạch đã đề ra, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và doanh nghiệp phải nắm vững, phân tích nguyên nhân để có những định hướng cho hoạt động XK gạo từ nay đến cuối năm.
Mặt khác, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam cũng cần thay đổi về cơ chế đầu mối giao dịch tại các thị trường tập trung để ứng phó phù hợp với sự thay đổi chính sách NK của các nước đối tác.
Có thể bạn quan tâm

Người nuôi tôm hùm trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đang đối mặt với vấn đề khan hiếm nguồn giống. Theo nhiều người nuôi tôm hùm ở xã Vạn Thạnh, địa phương có số lượng người nuôi lớn nhất huyện, số tôm giống vào thời điểm này chỉ bằng 1/10 so với cùng thời điểm năm trước.

Theo Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay, các tỉnh ĐBSCL đang chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm mới.

Thời tiết nắng liên tục thuận lợi cho thương lái ở xã Mỹ Đức (An Giang) trong việc phơi ớt khô bán sang Campuchia. Chị Nguyễn Ngọc Hiền, một thương lái có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề phơi ớt khô, cho biết: Gia đình chị đang phơi khoảng 15 tấn ớt. Ớt tươi được mua với giá từ 12.000 - 15.000 đồng/kg và phơi trong 7 ngày nắng là có thể bán cho các thương lái với giá dao động từ 56.000 - 60.000 đồng/kg. Ước tính bình quân mỗi ký ớt khô thu lãi từ 1.500 - 2.000 đồng. Một tấn ớt khô thương lái thu lãi khoảng 1,5 - 2 triệu đồng.

Cá bống tượng đang là một trong những loài thủy sản được người dân trong tỉnh Hậu Giang chuộng nuôi, vì giá bán trên thị trường cao hơn nhiều so với các loài khác. Tuy nhiên, lợi nhuận mà người nuôi thu được từ cá bống tượng hiện tại vẫn chưa cao, do những hạn chế về con giống.

Năm nay, tuy năng suất mì thấp hơn so với năm ngoái nhưng giá thu mua tăng nên nông dân trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) vẫn có lãi.