Xuất Khẩu Gạo Năm 2015 Sẽ Rất Khó Khăn

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đưa ra dự báo trên tại hội nghị sơ kết tình hình sản xuất niên vụ lúa năm 2014 và triển khai vụ Đông Xuân 2014-2015 tại khu vực Nam Bộ, ngày 10/10 của Bộ NNPTNT.
Theo VFA, lũy kế xuất khẩu gạo 9 tháng đạt 4,788 triệu tấn, đạt giá trị 2,070 tỷ USD, giá xuất khẩu bình quân 432,29 USD/tấn. So với cùng kỳ năm 2013, số lượng giảm 7,81%, giá giảm 7,2%, giá bình quân tăng 2,85 USD/tấn.
Thị trường gạo thế giới đang trong chiều hướng giảm sau khi giao dịch của Philippines và Indonesia trong tháng 8 và tháng 9 kết thúc.
Áp lực vụ thu hoạch mới, gần như đồng loạt, của Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Myanmar và Campuchia sắp tới đang tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong khi nhu cầu nhập khẩu cuối năm chưa rõ nét.
Dự báo năm 2015 sẽ là một năm rất khó khăn cho xuất khẩu gạo của Việt Nam do nguồn cung dồi dào và nhất là sự cạnh tranh của gạo Thái Lan. Hiện Thái Lan đang dẫn đầu tiến độ xuất khẩu và hướng tới mục tiêu xuất khẩu 11 triệu tấn trong năm 2014.
Thái Lan cũng đang tập trung khôi phục lại các thị trường truyền thống ở châu Phi với lợi thế gạo cũ giá rẻ. Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan cũng đang tăng cường, mở rộng thị phần ở khu vực châu Á, nhất là giao dịch các hợp đồng Chính phủ với Philippines, Indonesia và Trung Quốc.
Theo Cục Trồng trọt - Bộ NNPTNT, hiện các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã thu hoạch hoàn tất 1,675 triệu ha lúa vụ Hè Thu, năng suất khoảng 5,48 tấn/ha, sản lượng 9,17 triệu tấn lúa. Các địa phương này cũng đã xuống giống vụ Thu Đông được khoảng 820.000/823.000 ha theo kế hoạch; đã thu hoạch được khoảng 250.000 ha, năng suất khoảng 5,1-5,2 tấn/ha, sản lượng ước 1,28 triệu tấn lúa.
Có thể bạn quan tâm

Thanh long được tỉnh xác định là một trong 7 chủng loại trái cây đặc sản có lợi thế cạnh tranh giai đoạn đổi mới và hội nhập. Sở Công thương cũng đã có Quyết định 264/QĐ-SCT ngày 11-8-2014 phê duyệt báo cáo Phân tích Chuỗi giá trị sản phẩm thanh long tỉnh Tiền Giang. Việc nghiên cứu và phân tích chuỗi giá trị thanh long này là việc làm cần thiết để có những đề xuất về các giải pháp tăng giá trị gia tăng, phát triển ổn định và bền vững chuỗi giá trị thanh long.

Bà Tư Bông cho biết, hiện nay 2 công sa pô của bà đang vào đợt thu hoạch rộ. Sau khi thu hoạch xong lứa sa pô này, bà sẽ bón phân để thúc lứa sa pô kế tiếp cho thu hoạch rộ đúng thời điểm Tết; đồng thời bảo đảm về năng suất và chất lượng. Bởi bên cạnh nhu cầu cao về số lượng, thị trường Tết có yêu cầu cao về chất lượng và mẫu mã.

Thời gian qua, Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Tuy Đức đã thí điểm trồng 2 giống khoai lang siêu cao sản là HNV1 và HNV2 trên diện tích 3 ha ở 3 xã Đắk R’tíh, Quảng Tâm, Đắk Búk So. Sau hơn 3 tháng triển khai, hiện nay, các hộ dân tham gia mô hình đã thu hoạch và năng suất đạt cao gấp 3 – 4 lần so với các giống khoai khác.

Theo Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh, trong 10 năm qua, đơn vị đã xây dựng được 24 loại mô hình với tổng quy mô là hơn 1.660 ha cây trồng các loại và 1.800 đầu con gia súc, 46.800 con gia cầm, hơn 21 ha ao cá và 24 chiếc máy sấy nông sản, thu hút gần 6.600 lượt hộ tham gia, trong đó có 38,5% lượt hộ là người dân tộc thiểu số; tổ chức gần 22.600 lớp tập huấn với hơn 90.000 lượt học viên tham gia…

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, vụ đông xuân 2014-2015, toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng 9.761 ha cây trồng các loại, tăng 537 ha so với vụ đông xuân năm ngoái; trong đó, lúa nước: 4.620 ha, ngô: 2.641 ha, khoai lang: 1.120 ha, đậu đỗ các loại: 250 ha và hơn 1.130 ha rau xanh.