Xuất Khẩu Gạo Năm 2015 Sẽ Rất Khó Khăn

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đưa ra dự báo trên tại hội nghị sơ kết tình hình sản xuất niên vụ lúa năm 2014 và triển khai vụ Đông Xuân 2014-2015 tại khu vực Nam Bộ, ngày 10/10 của Bộ NNPTNT.
Theo VFA, lũy kế xuất khẩu gạo 9 tháng đạt 4,788 triệu tấn, đạt giá trị 2,070 tỷ USD, giá xuất khẩu bình quân 432,29 USD/tấn. So với cùng kỳ năm 2013, số lượng giảm 7,81%, giá giảm 7,2%, giá bình quân tăng 2,85 USD/tấn.
Thị trường gạo thế giới đang trong chiều hướng giảm sau khi giao dịch của Philippines và Indonesia trong tháng 8 và tháng 9 kết thúc.
Áp lực vụ thu hoạch mới, gần như đồng loạt, của Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Myanmar và Campuchia sắp tới đang tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong khi nhu cầu nhập khẩu cuối năm chưa rõ nét.
Dự báo năm 2015 sẽ là một năm rất khó khăn cho xuất khẩu gạo của Việt Nam do nguồn cung dồi dào và nhất là sự cạnh tranh của gạo Thái Lan. Hiện Thái Lan đang dẫn đầu tiến độ xuất khẩu và hướng tới mục tiêu xuất khẩu 11 triệu tấn trong năm 2014.
Thái Lan cũng đang tập trung khôi phục lại các thị trường truyền thống ở châu Phi với lợi thế gạo cũ giá rẻ. Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan cũng đang tăng cường, mở rộng thị phần ở khu vực châu Á, nhất là giao dịch các hợp đồng Chính phủ với Philippines, Indonesia và Trung Quốc.
Theo Cục Trồng trọt - Bộ NNPTNT, hiện các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã thu hoạch hoàn tất 1,675 triệu ha lúa vụ Hè Thu, năng suất khoảng 5,48 tấn/ha, sản lượng 9,17 triệu tấn lúa. Các địa phương này cũng đã xuống giống vụ Thu Đông được khoảng 820.000/823.000 ha theo kế hoạch; đã thu hoạch được khoảng 250.000 ha, năng suất khoảng 5,1-5,2 tấn/ha, sản lượng ước 1,28 triệu tấn lúa.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa, vụ nuôi tôm sú năm nay, người dân chỉ nên thả nuôi 1 vụ, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 7. Đối với tôm chân trắng, có thể nuôi 2 vụ, vụ 1 bắt đầu từ cuối tháng 3, vụ 2 kết thúc trước tháng 11. Về mật độ nuôi, đối với tôm sú có thể nuôi từ 20 đến 25 con giống/m2; đối với tôm chân trắng vụ 1 nên thả với mật độ từ 80 đến 100 con giống/m2, vụ 2 thả thưa hơn với mật độ từ 60 đến 80 con giống/m2.

Hiện nay, những loài cá được liệt vào hàng quý hiếm trong tự nhiên đang bị khai thác quá mức, nguy cơ tuyệt chủng rất lớn. Do vậy, bảo tồn nguồn gen quý hiếm của các loài cá này đang trở nên cấp bách. Tuy nhiên, việc nhân giống và phát triển nuôi đối tượng này vẫn còn khá gian nan nên nguồn cung cấp cá giống khá khan hiếm và nguồn cung về cá thương phẩm lại càng hiếm hơn...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về giảm lãi suất cho vay nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được vay vốn với lãi suất hợp lý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa phối hợp với các cơ quan liên quan như Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Hội Nghề cá, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản… kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chỉ đạo trên đối với lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ cá tra tại An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long (khu vực chiếm khoảng 65% sản lượng cá tra nguyên liệu và 80 - 90% cá giống).

Theo anh cán bộ khuyến nông huyện Đại Từ chúng tôi tới thăm trang trại của ông Đoàn Văn Chóng - xóm Tiên Trường 1 - xã Tiên Hội để tìm hiểu về giống gà đen Mông. Trang trại của ông Chóng rộng hơn 14.000 m2 bao gồm các loại cây ăn quả, cây chè; ông quy hoạch khoảng 4.000 m2 dưới tán cây vải thiều để đầu tư nuôi gà chăn thả.

Từ 11 đến 14-11, cá điêu hồng nuôi lồng bè ở thị trấn Thanh Bình và xã Tân Thạnh huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đột ngột chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng cho người nuôi. Theo thống kê chưa đầy đủ của Trạm Thủy sản huyện Thanh Bình, đến chiều ngày 14-11, trên địa bàn huyện đã có 20 lồng bè tương đương 40 tấn cá của 9 hộ nuôi ở cồn Phú Mỹ (thị trấn Thanh Bình) và ấp Nam xã Tân Thạnh bị thiệt hại từ 30 đến 40%, ước thiệt hại hơn 1 tỉ đồng.