Xuất khẩu gạo của Campuchia tăng 37% trong chín tháng qua

Ba nước mua gạo hàng đầu của Campuchia trong chín tháng đầu năm 2015 là Trung Quốc, Pháp và Ba Lan với lượng xuất khẩu gạo lần lượt 78.182 tấn, 50.266 tấn và 41.022 tấn.
Ông Hean Vanhorn, Giám đốc của Ban Thư ký Dịch vụ xuất khẩu gạo một cửa cho biết, các loại gạo được xuất khẩu bao gồm gạo thơm, gạo trắng hạt dài và gạo đồ.
Theo ông, Campuchia xuất khẩu khoảng 64% sản lượng gạo sang châu Âu, 21% sang Trung Quốc, 11% sang các nước ASEAN, và số còn lại sang các quốc gia khác.
Bộ Thương mại Campuchia cho biết, trong năm 2014, nước này đã xuất khẩu 370.000 tấn gạo và đạt doanh thu 247 triệu USD. Từ năm 2010, Campuchia đã phát động chiến lược thúc đẩy xuất khẩu gạo và đặt ra mục tiêu xuất khẩu 1 triệu tấn gạo năm 2015.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Thương mại Campuchia Sun Chanthol cho biết, từ đầu năm đến nay nước này khó có thể đạt được mục tiêu này do năng lực của các nhà máy xay xát gạo chưa đáp ứng được nhu cầu và thiếu kinh phí.
Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị hữu quan khẩn trương rà soát và di dời những hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn; thường xuyên bám sát địa bàn, theo dõi chặt chẽ tình hình để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn tại địa phương.

Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Tháp, lứa rầy cám mới sẽ nở rộ từ ngày 22 - 31/8 gây hại trên trà lúa đẻ nhánh - làm đòng chủ yếu ở mức nhẹ, trung bình; cục bộ một số diện tích có thể nhiễm nặng do có nhiều lứa rầy gối nhau, tích lũy mật số từ đầu vụ.

Với mục tiêu tiết giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận, đảm bảo quá trình canh tác cho cả 3 vụ lúa trong năm, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân có đất ruộng trong cánh đồng mẫu lớn (CĐML) tại địa phương mạnh dạn liên kết lại để cùng nhau bơm tát tập trung trên cùng khu vực sản xuất.

HTX Nông nghiệp An Phú, Đức Trọng đang xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau xanh với nhiều đối tác trong và ngoài nước, nhằm hướng đến ổn định khoản lãi từ 500 - 600 triệu đồng/ha/năm.

Tân Sơn là huyện có diện tích đất rừng khá lớn, trong tổng số hơn 68 nghìn ha đất tự nhiên thì có tới ¾ là đất rừng. Vì vậy công tác bảo vệ và phát triển rừng được huyện đặc biệt quan tâm.