Xuất khẩu gạo của Campuchia tăng 37% trong chín tháng qua

Ba nước mua gạo hàng đầu của Campuchia trong chín tháng đầu năm 2015 là Trung Quốc, Pháp và Ba Lan với lượng xuất khẩu gạo lần lượt 78.182 tấn, 50.266 tấn và 41.022 tấn.
Ông Hean Vanhorn, Giám đốc của Ban Thư ký Dịch vụ xuất khẩu gạo một cửa cho biết, các loại gạo được xuất khẩu bao gồm gạo thơm, gạo trắng hạt dài và gạo đồ.
Theo ông, Campuchia xuất khẩu khoảng 64% sản lượng gạo sang châu Âu, 21% sang Trung Quốc, 11% sang các nước ASEAN, và số còn lại sang các quốc gia khác.
Bộ Thương mại Campuchia cho biết, trong năm 2014, nước này đã xuất khẩu 370.000 tấn gạo và đạt doanh thu 247 triệu USD. Từ năm 2010, Campuchia đã phát động chiến lược thúc đẩy xuất khẩu gạo và đặt ra mục tiêu xuất khẩu 1 triệu tấn gạo năm 2015.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Thương mại Campuchia Sun Chanthol cho biết, từ đầu năm đến nay nước này khó có thể đạt được mục tiêu này do năng lực của các nhà máy xay xát gạo chưa đáp ứng được nhu cầu và thiếu kinh phí.
Có thể bạn quan tâm

Với mục đích hướng nông dân làm chủ quá trình sản xuất, tạo ra những sản phẩm nông sản hàng hóa chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt của thị trường. Đồng thời, thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ góp phần nâng cao giá trị nông sản và tăng thu nhập cho nông dân, từng bước cải thiện đời sống. Sau hơn hai năm phối hợp thực hiện, bước đầu mô hình này đã có những kết quả khả quan.

Sáng nay (30/10), tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám chủ trì hội nghị góp ý “Đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn để xuất khẩu tại tỉnh Nam Định và Thái Bình”. Tham dự có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định và Thái Bình cùng các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ.

Hiện nay, trên các cánh đồng chờ vào vụ mới, những người nuôi vịt tranh thủ chạy đồng theo cách truyền thống để giảm bớt nguồn thức ăn. Dù vất vả nhưng bù lại người nuôi thu lãi cao.

Sau khi làm chuồng trại bảo đảm theo tiêu chuẩn, an toàn tuyệt đối, được Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình kiểm tra, cấp giấy phép; tháng 7-2012 anh Bùi Thanh Tâm ở thôn Tây, xã Vạn Ninh (Quảng Ninh) ra huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa mua 100 con rắn hổ mang giống với giá 25 triệu đồng về nuôi.

Thế nhưng, cuộc sống ngày càng phát triển, người ta không còn chọn xích lô để làm phương tiện đi lại nên công việc của ông ngày càng khó khăn. Ông nói: “Lúc đó tôi muốn về quê, nhưng nghĩ lại, phải kiếm cái nghề gì đã. Rồi tôi theo mấy người bạn của mình đi học cách chăn nuôi bò, vì nghĩ về quê thì chăn nuôi là hợp lý nhất”. Sau những tháng ngày học hỏi và tích góp kiến thức cũng như kỹ thuật nuôi bò, ông Nông khăn gói về quê.