Xuất khẩu gạo của Campuchia tăng 37% trong chín tháng qua

Ba nước mua gạo hàng đầu của Campuchia trong chín tháng đầu năm 2015 là Trung Quốc, Pháp và Ba Lan với lượng xuất khẩu gạo lần lượt 78.182 tấn, 50.266 tấn và 41.022 tấn.
Ông Hean Vanhorn, Giám đốc của Ban Thư ký Dịch vụ xuất khẩu gạo một cửa cho biết, các loại gạo được xuất khẩu bao gồm gạo thơm, gạo trắng hạt dài và gạo đồ.
Theo ông, Campuchia xuất khẩu khoảng 64% sản lượng gạo sang châu Âu, 21% sang Trung Quốc, 11% sang các nước ASEAN, và số còn lại sang các quốc gia khác.
Bộ Thương mại Campuchia cho biết, trong năm 2014, nước này đã xuất khẩu 370.000 tấn gạo và đạt doanh thu 247 triệu USD. Từ năm 2010, Campuchia đã phát động chiến lược thúc đẩy xuất khẩu gạo và đặt ra mục tiêu xuất khẩu 1 triệu tấn gạo năm 2015.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Thương mại Campuchia Sun Chanthol cho biết, từ đầu năm đến nay nước này khó có thể đạt được mục tiêu này do năng lực của các nhà máy xay xát gạo chưa đáp ứng được nhu cầu và thiếu kinh phí.
Có thể bạn quan tâm

“Sản xuất lúa Nhật thì đầu ra ổn định, không sợ bị rớt giá như các loại lúa khác, mình an tâm hơn. Bởi lẽ, được công ty ký hợp đồng đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” – ông Đức phấn khởi.

Ông Lê Thành Phương, nông dân trồng mía cho biết: “Chuẩn bị thu hoạch nhưng nghe nói giá mía đang giảm xuống nữa. Nếu mà mía giảm như vậy, người trồng sẽ gặp khó khăn. Mức giá này, nếu mía trúng, còn lời chút đỉnh, nếu mía ở dạng trung bình thì không có lời”.

Điển hình trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây tiêu vào trồng trọt ở xã Thái Thủy có gia đình anh Ngô Xuân Quang, ở thôn Bắc Thái. Nhờ loại cây trồng này, gia đình anh không những đã thoát được nghèo, mà còn vươn lên làm giàu. Gia đình anh Quang hiện có 4 ha đất đồi, ban đầu anh tập trung vốn liếng trồng các cây ngắn ngày như nén, gừng, khoai lang..., tuy nhiên lợi nhuận thu về không được bao nhiêu.

Đồng Nai là tỉnh đi đầu trong xây dựng nông thôn mới với huyện Xuân Lộc và TX.Long Khánh đều đã hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới. Điểm nổi bật của 2 địa phương này là đã thực hiện tốt việc chuyển đổi giống cây trồng mới, xây dựng các vùng chuyên canh đạt hiệu quả kinh tế cao.

Ông Võ Thành Nhơn làm 6,2 ha lúa ở ấp Vĩnh Thành cho biết: "Tham gia mô hình này, Trạm BVTV huyện xuống tập huấn áp dụng chương trình "3 giảm, 3 tăng" và "1 phải, 5 giảm". Sau đó, hướng dẫn trồng hoa trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch, nhờ đó giảm được lần phun thuốc ở giai đoạn đầu và trước khi thu hoạch".