Xuất khẩu gạo có khả năng đạt 6,8 triệu tấn

Con số này cao hơn so với số dự báo trước đây của Trung tâm công bố ở mức 6,02 triệu tấn.
Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục giảm trong 10 tháng so với cùng kỳ và chỉ tăng so với cùng kỳ vào tháng 11 năm 2015.
Nguyên nhân chính là do diễn biến thị trường bắt đầu thay đổi theo hướng có lợi từ tháng 10, khi Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu với Philippines (450.000 tấn) và Indonesia (1 triệu tấn).
Thời hạn hợp đồng kéo dài từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2016.
Hai hợp đồng này đã góp phần làm cho khối lượng xuất khẩu gạo tháng 10 và tháng 11 tăng gần gấp đôi so với các tháng trước đó.
Khối lượng gạo xuất khẩu 11 tháng ước đạt 6,24 triệu tấn với 2,65 tỷ USD, tăng 3,6% về khối lượng nhưng giảm 4,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng của năm 2015 với 34,49% thị phần.
Trong 10 tháng, các thị trường có sự tăng trưởng mạnh là Malaysia (2,24%), vươn lên vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 8,7% thị phần.
Thị trường Gana đứng vị trí thứ 4 với mức tăng trên 9%.
Tiếp theo là thị trường Bờ Biển Ngà (tăng 39%) và Indonesia (tăng 3,65%).
Bên cạnh đó, nhiều thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam có sự giảm đột biến như Hồng Kông giảm 37%, Philippines (33%), Singapore (gần 35%) và Hoa Kỳ (26%).
Có thể bạn quan tâm

Sử dụng chế phẩm sinh học (hay còn gọi là Mem vi sinh) không chỉ giúp tôm nuôi khỏe mạnh, mau lớn, mà còn tạo ra những sản phẩm tôm chất lượng tốt đồng thời giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận

Đây là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của hộ chú Dương Hoàng Thảo, ở ấp Giồng Bàn xã Long Vĩnh. Chú cho biết trong vụ nuôi tôm sú năm 2011, với 3 ao nuôi diện tích 10 ngàn m2, đợt 1 chú thả 200 ngàn con tôm sú, sau gần 5 tháng thả nuôi chú thu hoạch và bán được 800 triệu đồng, trừ chi phí chú còn lợi nhuận 300 triệu đồng

Người dân vùng mía Lam Sơn (Thanh Hóa) và ngay cả lãnh đạo các huyện cũng hết sức bức xúc vì Cty CP Mía đường Lam Sơn để cho tình trạng mía trổ cờ trên ruộng suốt thời gian dài.

KTĐT - Năm 2010, mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất rau an toàn (RAT) được triển khai tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, trong đó, Công ty TNHH Hương Cảnh đứng ra thu mua sản phẩm cho người dân.

Không cầm cự nổi với tình trạng thua lỗ kéo dài mấy tháng qua, người chăn nuôi ở các tỉnh Nam Bộ đang “treo chuồng” ngày càng nhiều.