Xuất khẩu điều điểm sáng của nông sản trong năm 2015

Từ đầu năm 2015 đến nay, trong khi kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản nói chung liên tục sụt giảm so với cùng kỳ năm 2014, đặc biệt là một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực như chè, cà phê, cao su, mặt hàng điều lại tăng trưởng khả quan.
Dự báo năm 2015, xuất khẩu điều đạt 2,5 tỷ USD.
Đây là năm đầu tiên xuất khẩu điều đạt kim ngạch này.
Đầu tư công nghệ chế biến và máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động là điểm nổi bật của nhiều doanh nghiệp sản xuất điều trong hai năm gần đây, nhằm giành lợi thế so sánh về giá.
Năm 2015, xuất khẩu điều về lượng tăng nhẹ nhưng về giá trị, xuất khẩu điều tăng khá và tăng 20% so với cùng kỳ.
Tại một số thị trường mới như Trung Đông, Singapore , lượng tiêu thụ điều Việt Nam cũng tăng đến 80%.
Việt Nam hiện đang chế biến ½ sản lượng điều xuất khẩu trên thế giới.
Nhu cầu xuất khẩu tăng nhưng sản lượng điều thô trong nước chỉ đáp ứng được 40% nên Việt Nam phải nhập khẩu tới 60% từ châu Phi, Indonesia về chế biến.
Tính đến tháng 10, kim ngạch xuất khẩu điều đã đạt gần 2 tỷ USD.
Theo Hiệp hội điều Việt Nam, một thuận lợi cho ngành điều là hầu hết 11 nước thành viên TPP đều có nhu cầu cao nhập khẩu điều của Việt Nam.
Nếu theo đúng cam kết, khi TPP có hiệu lực, thuế nhập khẩu điều vào các thị trường này giảm từ 2 - 5% xuống còn 0%.
Điều Việt Nam tăng sức cạnh tranh so với điều Ấn Độ.
Có thể bạn quan tâm

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Bến Tre, lịch thả nuôi giống tôm biển trên địa bàn tỉnh bắt đầu từ ngày 15-2-2013, do đó các địa phương ven biển đã tập trung cải tạo ao và thả giống theo khuyến cáo. Như huyện Bình Đại có kế hoạch giữ mức 16.000 ha nuôi thủy sản; trong đó nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh là 3.800 ha, nuôi thủy sản nước ngọt 300 ha, nghêu, sò 3.000 ha… Để cho vụ nuôi tôm năm 2013 phát triển ổn định, bền vững và đạt hiệu quả cao, hạn chế những dịch bệnh xảy ra và lây lan trên diện rộng, tỉnh chỉ đạo ngành nông nghiệp, chủ lực là Chi cục thủy sản tăng cường quản lý chặt chẽ vụ nuôi, nhất là về tình hình dịch bệnh.

Tận dụng lợi thế của vùng sông nước, nông dân cù lao Ông Hổ đã khéo trồng trọt, xen canh, luân canh, đa canh… qua đó vừa tăng thu nhập cho gia đình, vừa giải quyết việc làm và tạo ra nhiều sản phẩm đặc thù của vùng đất này.

Người dân đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng ngọt hóa lại bùng phát ở huyện Bình Đại (Bến Tre) đe dọa 8,3 km tuyến đê bao ngọt hóa ven sông Tiền và 13 cống dưới đê có tổng trị giá 169 tỷ đồng vừa mới khởi công, khiến ngành chức năng Bến Tre lúng túng xử lý.

Ngày 21/3/2013, đoàn kiểm tra gồm ông Đỗ Văn Nam, Phó Vụ trưởng vụ Khoa học và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Thủy sản), ông Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Thủy sản, cùng một số cán bộ đã đến thăm mô hình nuôi cá lồng tại Bãi Miễu, thôn Trí Nguyễn, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Mô hình có 4 hộ tham gia với đối tượng nuôi là cá chim vây vàng và cá chẽm.

Năm 2008, tôm thẻ chân trắng được cho phép nuôi đại trà ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhằm để đa dạng hóa đối tượng nuôi và chủng loại sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, qua thời gian phát triển hơn 5 năm, phần lớn nông dân nuôi tôm nước lợ ở Tiền Giang đã chọn tôm thẻ chân trắng.