Xuất khẩu cua ghẹ sang Mỹ tăng

Theo thống kê của ITC, trong 4 tháng đầu năm nay, Mỹ NK cua ghẹ từ 32 nước trên thế giới đạt 21.163 tấn với giá trị gần 374 triệu USD, tăng 2,5% về khối lượng và 6,9% về giá trị. NK cua ghẹ từ các nước ASEAN đạt 175,9 triệu USD, chiếm 46,9% tổng giá trị NK mặt hàng này của Mỹ. NK cua ghẹ của Mỹ từ các nước ASEAN đã tăng đến 42,5% so với cùng kỳ năm 2014.
XK các sản phẩm cua ghẹ của Indonesia, Philippines và Việt Nam sang đây đều tăng trưởng ở mức 2 con số. Các sản phẩm cua ghẹ của Việt Nam đang có mức giá cạnh tranh hơn so với các sản phẩm của Philippines và Indonesia. Giá XK của Việt Nam đạt 23.500 USD/tấn, ngang bằng với giá của Indonesia và thấp hơn của Philippines. Cua ghẹ Thái Lan có giá thấp hơn là 19.500 USD/tấn. Tuy nhiên, Thái Lan đang gặp vấn đề về IUU và lao động cưỡng bức, thậm chí đối mặt với lệnh cấm NK của Mỹ. Đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh XK sang Mỹ.
Việt Nam hiện đứng thứ 9 về cung cấp cua ghẹ cho Mỹ. Tính trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam là nước XK cua ghẹ sang Mỹ lớn thứ 4 trong khối ASEAN, sau Indonesia, Philippines và Thái Lan.
Cua ghẹ Việt Nam chiếm khoảng 5,6% trong tổng NK cua ghẹ của Mỹ và chiếm khoảng 12% tổng XK cua ghẹ từ ASEAN sang Mỹ.
Cua thường đứng thứ 7 trong top 10 mặt hàng thủy sản được tiêu thụ tại Mỹ. Nền kinh tế Mỹ đang hồi phục, số việc làm tăng lên, do đó, nhu cầu tiêu thụ thủy sản sẽ tăng.
Mặt hàng chủ yếu mà Mỹ NK là cua ghẹ đông lạnh (HS 160510) đang tăng.
Tỷ lệ của cua ghẹ đông lạnh (HS 030614) luôn tăng trong quý 2. NK mặt hàng này có xu hướng giảm. Trong khi đó, Mỹ NK ít cua ghẹ tươi (HS030624). Mặt hàng này chỉ chiếm 1 - 2% trong tổng NK cua ghẹ.
Có thể bạn quan tâm

Xây dựng quy trình thực hành sản xuất theo 4 tiêu chí này, sản phẩm rau của bà con nông dân xã Ninh Đông - Thị xã Ninh Hòa đã được Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 3 thuộc Cục quản lý Chất lượng nông lâm thủy sản cấp chứng nhận VietGAP.

Theo số liệu tổng hợp của Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật (Trung tâm Bảo vệ Thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hồ tiêu toàn tỉnh Bình Phước hiện có 11.600 ha, tăng hơn 1.000 ha so năm 2013. Tuy nhiên diện tích tiêu chết vì bệnh đang tăng nhanh. Sâu bệnh gây hại chủ yếu trên hồ tiêu là tuyến trùng với 976 ha, rệp sáp là 393 ha.

Niên vụ 2014 - 2015, Tân Châu (Tây Ninh) có trên 6.800 ha mía. Theo Trạm bảo vệ thực vật huyện, diện tích cây mía bị sâu đục thân gây hại lên đến gần 1.000 ha, trong đó xã Tân Hưng có trên 240 ha, Tân Thành gần 200 ha, Suối Dây trên 160 ha… với tỷ lệ nhiễm từ 5 - 15%.

Những năm gần đây, người dân ở phường Hòa Lợi, TX. Bến Cát (Bình Dương) đã tận dụng diện tích đất trong vườn cao su, đất xung quanh nhà phát triển mô hình trồng rau màu đạt hiệu quả cao. Các loại rau màu chủ yếu được trồng là dưa leo, ớt, khổ qua, bầu, bí, cải xanh... Bình quân 1 ha đất trồng dưa leo xen với cây cao su, người nông dân có thể thu về 2 - 3 tấn/ ngày, sau khi trừ chi phí cho lãi 1 - 1,5 triệu đồng/ngày. Anh Bùi Thanh Nhân, Chủ tịch Hội Nông dân phường Hòa Lợi cho biết, tình trạng giá cao su giảm mạnh trong thời gian gần đây đã làm cho các hộ trồng cao su trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, lợi nhuận thu được từ mô hình trồng rau màu xen canh đã góp phần giúp nhiều gia đình khắc phục những khó khăn trước mắt, cải thiện cuộc sống.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Tây Ninh vừa sơ kết thực hiện quy hoạch sản xuất, phát triển và tiêu thụ rau an toàn (RAT) trên địa bàn tỉnh. Kết quả cho thấy, khoảng cách giữa mục tiêu phát triển và thực tế còn rất... xa!