Xuất khẩu cua ghẹ sang Mỹ tăng

Theo thống kê của ITC, trong 4 tháng đầu năm nay, Mỹ NK cua ghẹ từ 32 nước trên thế giới đạt 21.163 tấn với giá trị gần 374 triệu USD, tăng 2,5% về khối lượng và 6,9% về giá trị. NK cua ghẹ từ các nước ASEAN đạt 175,9 triệu USD, chiếm 46,9% tổng giá trị NK mặt hàng này của Mỹ. NK cua ghẹ của Mỹ từ các nước ASEAN đã tăng đến 42,5% so với cùng kỳ năm 2014.
XK các sản phẩm cua ghẹ của Indonesia, Philippines và Việt Nam sang đây đều tăng trưởng ở mức 2 con số. Các sản phẩm cua ghẹ của Việt Nam đang có mức giá cạnh tranh hơn so với các sản phẩm của Philippines và Indonesia. Giá XK của Việt Nam đạt 23.500 USD/tấn, ngang bằng với giá của Indonesia và thấp hơn của Philippines. Cua ghẹ Thái Lan có giá thấp hơn là 19.500 USD/tấn. Tuy nhiên, Thái Lan đang gặp vấn đề về IUU và lao động cưỡng bức, thậm chí đối mặt với lệnh cấm NK của Mỹ. Đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh XK sang Mỹ.
Việt Nam hiện đứng thứ 9 về cung cấp cua ghẹ cho Mỹ. Tính trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam là nước XK cua ghẹ sang Mỹ lớn thứ 4 trong khối ASEAN, sau Indonesia, Philippines và Thái Lan.
Cua ghẹ Việt Nam chiếm khoảng 5,6% trong tổng NK cua ghẹ của Mỹ và chiếm khoảng 12% tổng XK cua ghẹ từ ASEAN sang Mỹ.
Cua thường đứng thứ 7 trong top 10 mặt hàng thủy sản được tiêu thụ tại Mỹ. Nền kinh tế Mỹ đang hồi phục, số việc làm tăng lên, do đó, nhu cầu tiêu thụ thủy sản sẽ tăng.
Mặt hàng chủ yếu mà Mỹ NK là cua ghẹ đông lạnh (HS 160510) đang tăng.
Tỷ lệ của cua ghẹ đông lạnh (HS 030614) luôn tăng trong quý 2. NK mặt hàng này có xu hướng giảm. Trong khi đó, Mỹ NK ít cua ghẹ tươi (HS030624). Mặt hàng này chỉ chiếm 1 - 2% trong tổng NK cua ghẹ.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 5-12, tại Hội nghị tổng kết niên vụ 2013-2014, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), cho biết tổng lượng cà phê xuất khẩu toàn vụ đạt gần 1,7 triệu tấn với kim ngạch 3,4 tỉ USD (tăng hơn 17% về lượng, 12,5% về giá trị so với niên vụ trước).

Quản lý dịch bệnh trong chăn nuôi là biện pháp hữu hiệu trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên, hiện nay công tác này của ngành chức năng Tuyên Quang đang gặp khó khăn bởi nguồn giống phục vụ chăn nuôi không bảo đảm và kết quả công tác tiêm phòng hằng năm cho đàn gia súc, gia cầm vẫn đạt thấp.

Mấy năm gần đây, tại thôn 5, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), hoạt động nuôi thỏ giống nhập ngoại rất phát triển, các trang trại nuôi quy mô lớn thi nhau ra đời. Một trong số đó là trại thỏ Quốc Cường của chàng trai trẻ Dương Văn Chính (ngụ tại phường Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng).

Theo tính toán của ông Liệt, trung bình mỗi năm, vườn măng cụt, sầu riêng của gia đình thu được khoảng 20 triệu đồng (chưa tính tiền mua phân bón, thuốc), nhưng nhờ trồng thêm các loại cây kiểng bán lá nên thu nhập đã tăng thêm khoảng 20 triệu đồng/năm (cứ 1,5 tháng, ông Liệt thu hoạch lá bán 1 lần, thu về khoảng 3 triệu đồng).

Sáng 17-7, Ban Quản lý dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững” (thuộc Cục Trồng trọt) tổ chức hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Dak Lak và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực Tây Nguyên” nhằm đánh giá thực trạng phát triển ca cao và truyền thông trong ngành hàng ca cao ở Dak Lak.